Hậu Giang: Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên

Tới nay, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ngày càng hoàn thiện, xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân ngày được nâng lên. Việc xây dựng NTM làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Năm 2023, đến nay đã giải ngân 50,24% kế hoạch

Đoàn giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 và 9 tháng năm 2023.

Tổng kế hoạch vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được giao trên 379,6 tỷ đồng. Năm 2022, UBND tỉnh giao kế hoạch vốn cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là trên 141 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 73,65%. Năm 2023, tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là trên 236,2 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân 50,24% kế hoạch.

Tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh; mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số 8%. Năm 2022, tỉnh giảm 2% tỷ lệ hộ nghèo, đạt 100% kế hoạch. Năm 2023 sẽ rà soát vào cuối năm.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đầu năm 2023, toàn tỉnh có 9.736 hộ nghèo, chiếm 4,84% và 7.426 hộ cận nghèo, chiếm 3,69%. Ước thực hiện năm 2023, tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1%, đạt 100% kế hoạch.

Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin, đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 39/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 76,47%; 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

nongthonmoi.png
Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, tỉnh đã đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 175 sản phẩm OCOP, trong đó: có 68 sản phẩm 4 sao; 107 sản phẩm hạng 3 sao. Mục tiêu năm 2023, có thêm ít nhất 24 sản phẩm được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 - 4 sao.

Phấn đấu hoàn thành giải ngân đạt kế hoạch nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng được bố trí năm 2022 và đến tháng 9/2023 góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới là trên 768,5 tỷ đồng, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện giải ngân 768,4 tỷ đồng. Đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, nguồn vốn tín dụng chính sách Trung ương phân bổ trên 17,3 tỷ đồng, hiện đã giải ngân 100%.

Ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh và cho rằng, qua việc thực hiện các Chương trình, cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng hoàn thiện, xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đề nghị, trên cơ sở nguồn lực hiện có, tỉnh cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giảm nghèo bền vững; tiếp tục đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát các đối tượng vay vốn chính sách, đảm bảo hỗ trợ nhanh và đúng đối tượng. Các thành viên đoàn giám sát tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của tỉnh và giải quyết nhanh chóng theo thẩm quyền.

Tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tiếp tục rà soát, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hộ nghèo; phấn đấu hoàn thành giải ngân đạt kế hoạch nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cửu Long

Quảng Bình: Thành phố Đồng Hới đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo

Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, thành phố Đồng Hới đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình tăng cường tuyên truyền thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường truyền thông về chính sách việc làm ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội thi tìm hiểu chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm được tổ chức tại huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm tăng cường công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát triển dược liệu giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Việt Nam có rất nhiều loài cây dược liệu khác nhau. Việc phát triển nguồn dược liệu từ nuôi trồng, thu hái, chế biến tạo thành chuỗi liên kết giúp cho người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững.

Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Thành phố Bạc Liêu chú trọng cấp thẻ BHYT, giải quyết việc làm cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Quảng Ngãi chú trọng tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Nghệ An tập huấn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.