Bác Ái (Bình Định):

Hàng trăm lao động đi làm việc ở nước ngoài, chuyển đổi nghề để thoát nghèo bền vững

Xác định xuất khẩu lao động là cơ hội giúp người dân thoát nghèo bền vững, huyện Bác Ái đã chủ động triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xuất khẩu lao động, đưa hàng trăm lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bác Ái là huyện miền núi của tỉnh Bình Định với đồng bào dân tộc Raglai chiếm 96% dân số toàn huyện. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm.

Tại Quyết định 353/QĐ-TTg, cả nước có 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh của giai đoạn 2021-2025, riêng tỉnh Ninh Thuận có huyện nghèo Bác Ái, và xã đặc biệt khó khăn Phước Dinh (huyện Thuận Nam).

Bác Ái là huyện nghèo của tỉnh Ninh Thuận

Xác định xuất khẩu lao động là cơ hội để giúp người dân thoát nghèo nhanh và bền vững, thời gian qua huyện đã chủ động triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã giúp hàng trăm lao động ở địa phương đi làm việc ở nước ngoài, chuyển đổi nghề để thoát nghèo bền vững.

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã đưa gần 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã gửi về cho gia đình hơn 17 tỷ đồng. Nhiều gia đình có người đi xuất khẩu lao động nhờ nguồn thu nhập ổn định đã vươn lên trong phát triển triển kinh tế gia đình, xây dựng cuộc sống no ấm.

Theo lãnh đạo Phòng LĐTBXH huyện Bác Ái, xuất khẩu lao động được xác định là hướng đi đúng trong công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế của huyện. Thời gian qua, tất cả các lao động sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về đều có cuộc sống ổn định.

Thời gian tới, để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi xuất khẩu lao động, huyện tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn vay; đồng thời, phối hợp doanh nghiệp có uy tín về địa phương tuyển lao động, tuyên truyền, tư vấn, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Tuyết Nhung, Hồng Nhì, Ngân Phương

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.