Hàng nghìn hộ dân ở Nghệ An đang thoát nghèo

Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An đã góp phần giúp hàng nghìn hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều lao động có việc làm ổn định, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác giải ngân vốn vay ưu đãi cho hơn 60 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, hơn 7 nghìn hộ nghèo, gần 12 nghìn hộ cận nghèo, gần 3 nghìn hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Gần 500 hộ được vay vốn sửa chữa, xây mới, mua nhà ở xã hội, 3.058 hộ được vay vốn trang trải chi phí, mua sắm thiết bị học tập cho con em học tập; 2.007 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn theo Nghị định 28. Tổng dư nợ 22 chương trình cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh  tính đến tháng 10/2023 đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, tăng 1.261 tỷ đồng so với đầu năm. 

Vốn vay ưu đãi đã góp phần giúp hàng nghìn hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều lao động có việc làm ổn định, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, 9 tháng đầu năm được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng trong phong trào thi đua“Vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”.

W-a1-hoang-thuy-van-vv-gqvl-6701-1.jpg
Gia đình chị Hoàng Thúy Vân ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, Nghệ An vay vốn ưu đãi đầu tư hệ thống máy sản xuất hương.
W-a2-hoang-thuy-van-vv-gqvl-6727-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi mà hiện nay mọi người trong gia đình có việc làm ổn định, tăng thu nhập. 
W-a3-gd-que-phog-nge-an-6886-2.jpg
Hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong, Nghệ An làm thủ tục vay vốn ưu đãi. 
W-a4-gd-que-phog-nge-an-6911-1.jpg
Hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong, Nghệ An làm thủ tục vay vốn ưu đãi. 
W-a5-quan-vi-ba-chau-quang-quy-hop-vv-gqvl-7132-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình anh Quán Vi Ba ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An có điều kiện mở rộng xưởng chế tác các sản phẩm từ đá.
W-a6-quan-vi-ba-xa-chau-quang-quy-hop-7159-1.jpg
Xưởng chế tác các sản phẩm từ đá của gia đình anh Quán Vi Ba đã thu hút hàng chục lao động địa phương. 
W-a7-quan-thi-huong-vv-hsxkdvkk-6545-1.jpg
Có thêm vốn vay ưu đãi, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình chị Quán Thị Hường, dân tộc Thái ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An có điều kiện cải tạo trồng 3ha cây keo. 
W-a8-vi-thi-hong-6844-1.jpg
Gia đình chị Vi Thị Hồng, dân tộc Thái ở bản Cò Muông, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ Anh vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư cải tạo ao nuôi cá, gia cầm và trồng rừng.
W-a9-lo-thi-hanh-vv-gqvl-6855-1.jpg
Đàn gia cầm của gia đình chị Vi Thị Hồng cùng với ao thả cá, trồng rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
W-a10-luong-thi-thao-vv-gqvl-6686-1.jpg
Gia đình chị Lương Thị Phương Thảo, dân tộc Thái ở khối 3, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, Nghệ An vay 150 triệu chương trình giải quyết việc làm đầu tư cải tạo ao nuôi cá, chăn nuôi lợn, đời sống gia đình khấm khá dần lên.
W-a11-nhcs-quy-chau-nge-an-6611-1.jpg
Cán bộ NHCS huyện Quỳ Châu thường xuyên kiểm tra thực tế hộ vay.
W-a12-dinh-van-hung-vv-ho-ngeo-7470-1.jpg
Gia đình anh Đinh Văn Hưng ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư mua sắm máy móc làm nghề mộc gia dụng, gia đình có việc làm, thu nhập ổn định.
W-a13-ng-van-sau-xa-tam-hop-quy-hop-7185-1.jpg
Được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1990 ở xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp có điều kiện đầu tư chăn nuôi, làm chậu hoa cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao.
W-a14-ng-van-sau-xa-tam-hop-quy-hop-7255-1.jpg
Nguyễn Văn Sáu còn tận dụng vốn vay ưu đãi đầu tư  cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả mang lại lợi nhuận khá tốt.
W-a15-vi-thi-kim-lien-tt-tan-lac-vv-hssv-6955-1.jpg
Nhờ vốn vay HSSV, cô Vi Thị Kim Liên ở thị trấn Quỳ Hợp, Nghệ An có điều kiện học tập, ra trường có việc làm ổn định. 
W-a16-gdx-q-dien-7507-1.jpg
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đây là hoạt động thường xuyên của các nhân viên Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Nghệ An.
Tuấn Anh, Hoài Bắc và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.