Đời sống người nghèo ở Bắc Kạn cải thiện đáng kể nhờ vốn vay ưu đãi

Nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác đã tạo tiền đề giúp các hộ vay ở các huyện vùng núi Bắc Kạn có điều kiện phát triển kinh tế góp phần quan trọng cho mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ các chương trình cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt gần 3 nghìn tỷ đồng với 43.983 hộ còn dư nợ.

Nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác đã tạo tiền đề giúp hộ vay có điều kiện phát triển kinh tế, cải tạo vườn đồi, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần quan trọng cho mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

W-a1-ma-thi-ninh-dt-tay-1040-1.jpg
Gia đình chị Ma Thị Ninh ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể vay vốn ưu đãi đầu tư nhà xưởng, máy sấy sản xuất trà bí thơm và các loại nông sản khác, tạo việc làm cho 8 lao động, bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ trong khu vực.
W-a2-ma-thi-ninh-dt-tay-0973-1.jpg
Hệ thống máy sấy trà bí thơm của gia đình chị Ma Thị Ninh mua từ vốn vay ưu đãi.
W-a3-ma-thi-ninh-dt-tay-1053-1.jpg
Các sản phẩm chế biến nông sản của gia đình chị Ma Thị Ninh.
W-a4-dao-thi-thuy-hong-0799-1.jpg
Gia đình chị Đào Thị Thu Hồng ở thôn Nà Mèo, xã Nà Hiệu, huyện Ba Bể vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư trồng 3000m2 nho cho hiệu quả kinh tế cao. 
W-a5-dao-thi-thuy-hong-0819-1.jpg
Vườn nho trĩu quả của gia đình chị Hồng.
W-a6-dam-thuy-hien-dt-nung-0760-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình chị Đàm Thúy Hiền, dân tộc Nùng ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể có điều kiện cải tạo hơn 3ha vườn đồi trồng cây ăn quả cho hiệu quả tốt. 
W-a7-dam-thuy-hien-dt-nung-0695-1.jpg
Vườn cam rộng 3 ha của gia đình chị Đàm Thúy Hiền.
W-a8-cao-thi-bay-dt-tay-vv-gqvl-0390-1.jpg
Gia đình chị Cao Thị Bày, dân tộc Tày ở xã Xuân La, huyện Pắc Nặm vay vốn ưu đãi đầu tư cải tạo 4ha trồng rừng, nấu rượu chăn nuôi lợn, gia đình có việc làm tăng thu nhập. 
W-a8-cao-thi-bay-dt-tay-vv-gqvl-0390-1.jpg
W-a9-cao-thi-bay-dt-tay-vv-gqvl-0431-1.jpg
Tận dụng bã rượu nuôi lợn, gia đình chị Cao Thị Bày đạt lợi ích kép.
W-a10-cao-thi-bay-dt-tay-vv-gqvl-0488-1.jpg
W-a11-giang-thi-bao-dt-mog-0852-1.jpg
Nhiều lần được vay ưu đãi, gia đình chị Giàng Thị Bào dân tộc Mông ở thôn Nà Tạ, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản, nuôi vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao. 
W-a12-giang-thi-bao-dt-mong-0904-1.jpg
W-a13-giang-thi-bao-dt-mong-0941-1.jpg
Hiện gia đình Giàng Thị Bào có 50 con trâu, bò các loại.
W-a14-au-thi-doan-dt-giay-0176-1.jpg
Gia đình chị Âu Thị Đoàn, anh Đương Văn Đoan dân tộc Giáy ở thôn Bản Nà, xã Nghiên Loan, huyện Pắc Nặm vay vốn ưu đãi đầu tư trồng rừng, nuôi lợn, gia đình có việc làm tăng thu nhập.
W-a15-au-thi-doan-dt-giay-0201-1.jpg
Gia đình chị Âu Thị Đoàn, anh Đương Văn Đoan dân tộc Giáy ở thôn Bản Nà, xã Nghiên Loan, huyện Pắc Nặm vay vốn ưu đãi đầu tư trồng rừng, nuôi lợn, gia đình có việc làm tăng thu nhập.
W-a16-pac-nam-0590-2.jpg
Một buổi họp tổ tuyên truyền chủ trương, chính sách, bình xét hộ vay tại tổ dân phố xã Xuân La, huyện Pắc Nặm.
W-a16-pac-nam-0650-1.jpg
Buổi họp bình xét diễn ra sôi nổi.

Bạt Tuấn, Đức Yên, Xuân Quý và nhóm PV

Hải Phòng chuyển đổi 3.000ha đất lúa kém hiệu quả sang thành vùng trồng cây trồng ăn quả

Nhằm nỗ lực phát triển kinh tế bền vững, Hải Phòng đã chuyển đổi gần 3.000ha đất lúa kém hiệu quả ở 1 số quận, huyện sang sản xuất thành vùng với các loại cây trồng khác phù hợp cho năng suất, giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Hà Nam thúc đẩy khuyến nông phát triển kinh tế nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nam Định tăng nuôi trồng, giảm khai thác thuỷ sản, phát triển NTM bền vững

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là chiến lược lâu dài của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 48/NQ-CP, Nam Định bám sát thực hiện đúng hướng Nghị định nêu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững.