Hà Tĩnh đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Hà Tĩnh còn 3,04%, giảm 0,75% so với năm 2022. Có được kết quả này là nhờ thời gian qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhân thức về công tác giảm nghèo.

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỉnh Hà Tĩnh xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng vì thế thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt, bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm. 

W-giam-ngheo-1.jpg
100% trẻ em hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Hà Tĩnh đi học đúng độ tuổi.

Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền lồng ghép nội dung về chương trình giảm nghèo tại kết hợp tại các buổi hội nghị, buổi họp, lớp tập huấn tại xã, phường trên địa bàn… thì thời gian gần đây, tỉnh chú trọng tuyên truyền qua các phương tiện như đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố, thị xã và các huyện, từ đó tiếp tục tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của các phường, xã, về các chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; phổ biến những gương điển hình, mô hình giảm nghèo có hiệu quả đến với người dân. Nhờ đó đã góp phần tạo sự chuyển biến mới trong ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về công tác giảm nghèo.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, năm 2023, các nội dung, dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai ở Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Tính đến nay tỉnh có hơn 75% người có khả năng lao động đã được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất; hơn 80% lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối, định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm.

Cùng với đó, 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT; 100% trẻ em hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; 50% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo... Ngoài ra, các dự án, mô hình sinh kế nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất từng bước giảm nghèo đều được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. 

Kết quả đó đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từng năm tại Hà Tĩnh giảm xuống. Cụ thể, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 của Hà Tĩnh là 4,68%; năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 3,79%, tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 4,04%; và năm 2023, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,05%. 

Tỷ lệ hộ nghèo tại nhiều địa phương trong tỉnh cũng giảm. Như huyện Lộc Hà, cuối năm 2023 đã đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 5% theo nghị quyết HĐND huyện đề ra; tại TP Hà Tĩnh đến cuối năm 2023, còn 377 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,22% và 549 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 1,78%; huyện Cẩm Xuyên, đầu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 5,13% nhưng đến cuối năm 2023 đã giảm xuống còn 2,80%....

Tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 0,6-1,0%/năm; đến năm 2025, có 100% xã tỷ lệ nghèo đa chiều đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí áp dụng cho giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, Hà Tĩnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.