Bà Rịa – Vũng Tàu:

Giúp hộ nghèo cải thiện cuộc sống thông qua các mô hình SX trồng trọt, chăn nuôi

Thông qua dự án giúp hộ nghèo nắm bắt được kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước hiệu quả để tạo động lực vươn lên...

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định Phê duyệt Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2022.

Theo đó, mục tiêu dự án đề ra là: Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ đầu tư xây dựng 04 mô hình khuyến nông giảm nghèo bền vững cho 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trong vòng 03 năm.

Cùng với đó, tổ chức 19 lớp tập huấn phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho 475 người tham dự. Tổ chức 07 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm trong tỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp.

Ảnh: Một đoạn quốc lộ qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

Tổng dự toán kinh phí của dự án khoảng 1,146 tỷ đồng, bao gồm một số nội dung chính như:

Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng 04 mô hình sản xuất nông nghiệp cho 50 hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo trong vòng 03 năm (Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản; Mô hình chăn nuôi dê sinh sản; Mô hình nuôi heo rừng lai thương phẩm; Mô hình sản xuất rau ăn lá an toàn).

Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và đất đai: thông qua các lớp tập huấn giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào thực tế. Tài liệu và phương pháp tập huấn được cập nhật phù hợp với điều kiện, trình độ sản xuất và kết hợp giữa tập huấn lý thuyết với thực hành kỹ thuật trực tiếp trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi.

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong tỉnh phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo: Thông qua các chuyến đi thực tế học tập mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả giữa các địa phương trong tỉnh, người dân tiếp cận được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ nghèo và có thể áp dụng vào thực tế sản xuất tại hộ gia đình.

V.v,...

Hiệu quả kinh tế Dự án hướng đến là: Tăng thu nhập cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện sinh kế và giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Về hiệu quả xã hội, dự án nhằm góp phần giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo cải thiện cuộc sống thông qua việc hỗ trợ cho hộ nghèo thực hiện các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả để làm điển hình nhân rộng cho các hộ nghèo khác.

Thông qua dự án giúp hộ nghèo nắm bắt được kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước hiệu quả để tạo động lực vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo.

Hoài Thanh, Anh Dũng, Ngọc Chính, Thanh Hà, Anh Dũng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.