Đồng Tháp quan tâm giải quyết việc làm, tiếp tục mục tiêu giảm nghèo bền vững

Gần 38.500 lao động được giải quyết việc làm, gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, năm 2023, Đồng Tháp tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Đồng Tháp quan tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, các dự án, chính sách giảm nghèo phát huy hiệu quả, từ đó tác động tích cực đến công tác giảm nghèo.

Gần 38.500 lao động được giải quyết việc làm

Trong 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, việc làm là chỉ số đầu tiên. Tại Đồng Tháp, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững được các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm tổ chức triển khai thực hiện.

Trong năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo hơn 17.000 học viên; trong đó, trình độ cao đẳng gần 1.330 học viên, trung cấp 3.000 học viên, sơ cấp trên 3.300 và đào tạo dưới 3 tháng hơn 9.600 học viên, đạt 115 % kế hoạch năm, qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt hơn 76%.

W-nong-thon-moi-soc-son-vnn-20-1.jpg
Đồng Tháp quan tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo. 

Đồng thời, Đồng Tháp tổ chức được 33 phiên giao dịch việc làm, đạt 118% kế hoạch đề ra, có gần 38.500 lao động được giải quyết việc làm, đạt 128%, trong đó có hơn 2.000 lao động đã xuất cảnh làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, đạt gần 134% kế hoạch năm.

Cùng với đó, các ngành, địa phương đã tập trung tổ chức nhiều lớp dạy nghề, giải quyết việc làm, định hướng dạy nghề gắn với đầu ra, liên kết đầu ra sản phẩm với các công ty trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh công tác hỗ trợ tiếp cận vốn vay phát triển chăn nuôi, trồng trọt…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện chương trình, các dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân trực tiếp tham gia và đề xuất mô hình giảm nghèo tại cộng đồng. 

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế

Ngoài dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững như đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất; ; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; các mô hình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo… được các ngành, địa phương  ở Đồng Tháp tập trung nguồn lực thực hiện, tạo động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện việc giải ngân nguồn vốn giảm nghèo bền vững. Kết quả chính sách tín dụng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên, doanh số cho vay đạt trên 460 tỷ đồng, với hơn 7.200 hộ vay. 

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước được triển khai thực hiện thường xuyên, đầy đủ, đảm bảo các đối tượng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định.

Trong năm, toàn tỉnh cấp gần 74.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho gần 29.000 học sinh; hỗ trợ xây mới, sửa chữa 2.600 căn nhà ở đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ dạy nghề cho gần 650 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh đã vận động được gần 14 tỷ đồng, đạt 170%; thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho hơn 70.000 đối tượng, đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được trợ giúp hỗ trợ kịp thời.

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Đồng Tháp giảm xuống còn 1,51% (giảm 0,66%) theo chuẩn Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ (vượt chỉ tiêu Nghị quyết giao là 0,4%).

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

(1) Tiêu chí thu nhập

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

(2) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Trích: khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP 

Minh An

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.