Hà Giang đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững

Với nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân, một số huyện tại Hà Giang đạt và vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì.
W-thach-thao-39-1.jpg

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách của Nhà nước, đó là 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Bên cạnh đó, Hà Giang là tỉnh có 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng, Tày, La Chí, Pà Thẻn, Lô Lô, Sán Dìu… trình độ dân trí thấp.

W-thach-thao-26-1.jpg

Theo kết quả rà soát của Sở Lao động, Thương binh - Xã hội, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 13.276 hộ nghèo đa chiều thoát nghèo, đưa tổng số hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm xuống còn 81.451 hộ; tương đương giảm 7,34% so với cùng kỳ năm 2022; vượt 3,34% so với kế hoạch của tỉnh. Một số huyện đạt và vượt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao như: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì.

W-thach-thao-38-1.jpg

Kết quả rà soát hộ nghèo được ngành chuyên môn thực hiện trên cơ sở Nghị định 07 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Quyết định 24 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

W-thach-thao-33-1.jpg

Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; triển khai, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo như: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, đi lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phát triển các mô hình kinh tế, đa dạng hóa sinh kế. 

W-thach-thao-28-1.jpg

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh triển khai hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội tại các huyện nghèo; triển khai các chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động; đảm bảo mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.

W-thach-thao-19-1.jpg

Vấn đề sức khỏe cho trẻ em, giáo dục và đảm bảo đời sống tinh thần tiếp tục được phát huy và đẩy mạnh.

W-thach-thao-18-1.jpg

Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu giảm 7.821 hộ nghèo đa chiều, tương đương giảm tỷ lệ nghèo đa chiều hơn 4%, trong đó các huyện nghèo giảm trên 6%; phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2024 giảm từ 42,61% xuống còn 38,61%; hạn chế thấp nhất hộ nghèo phát sinh mới và tái nghèo.

W-thach-thao-22-1.jpg

Với trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều thôn đặc biệt khó khăn khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, việc rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các khu vực trong tỉnh sẽ góp phần tạo sức bật để Hà Giang đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững.

W-thach-thao-24-1.jpg

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đói, nghèo đeo bám.

W-thach-thao-9-1.jpg

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ xuyên suốt, bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực của nhà nước và xã hội; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, Hà Giang còn quan tâm việc động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí vươn lên; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

W-thach-thao-12-1.jpg

Đặc biệt, tỉnh Hà Giang đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025 do Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban; ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động cả giai đoạn và từng năm; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân; tăng cường quản lý nhà nước, chỉ đạo công tác điều tra, rà soát hộ nghèo; triển khai đồng bộ các dự án; xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng; tăng cường tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ theo dõi, thực hiện công tác giảm nghèo các cấp.

W-thach-thao-25-1.jpg

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động phong trào thi đua, triển khai chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và tháng cao điểm “Vì người nghèo” để huy động nguồn lực phục vụ công tác giảm nghèo bền vững.

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.