Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.

Tỉnh miền núi Điện Biên là nơi thượng nguồn của nhiều con sông nhưng còn nhiều bản, xã ở các huyện vùng cao như Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Nhé… thiếu trầm trọng nước sạch sinh hoạt. Mấy năm gần đây, các cấp, các ngành và các huyện trong tỉnh đã sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư các công trình, dự án đưa nước sạch về vùng cao.

Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho hay, với điều kiện đặc thù là tỉnh miền núi khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số lại sống phân tán, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, địa hình đồi núi chia cắt, phức tạp... nên mục tiêu đưa nước sinh hoạt về vùng sâu, vùng xa phục vụ nhân dân luôn được cấp ủy, chính quyền và các ngành đặc biệt quan tâm. 

Để từng bước hoàn thành mục tiêu cấp nước sinh hoạt về các địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án các công trình nông nghiệp tỉnh, Công ty cổ phần Cấp nước Điện Biên và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phải thường xuyên rà soát nhu cầu, cân đối nguồn ưu tiên kinh phí đầu tư xây mới, sửa chữa các công trình cấp nước cho nhân dân.

Cùng với đó, các ngành và các địa phương phải chủ động lồng ghép nguồn từ các chương trình, dự án khác đầu tư xây dựng thêm công trình cấp nước sinh hoạt, nước sạch đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; coi đây là điều kiện cơ bản trong thực hiện tiêu chí nước sinh hoạt thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới.

anh chup man hinh 2024 01 03 luc 095321.png
Công nhân công ty cổ phần cấp nước Điện Biên thi công công trình nước sạch cho người dân.

Dưới sự chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán trong sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, đến nay toàn tỉnh đã có gần 1.100 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, bảo đảm cấp nước sạch cho 99,6% dân số khu vực thành thị và cấp nước hợp vệ sinh cho 84,92% dân số khu vực nông thôn.

Toàn tỉnh Điện Biên có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh. So với năm 2015, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng 9,59% (năm 2015 mới đạt 75,33%).

Với các hộ dân khu vực nông thôn sử dụng hệ thống cấp nước quy mô hộ gia đình thì thường xuyên được cán bộ chuyên trách ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng nước đúng cách, bảo đảm sức khỏe, hiệu quả sản xuất.

Thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 100% dân số khu vực thành thị được sử dụng nước sạch sinh hoạt và 85% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tiếp tục chỉ đạo các ngành, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố phải cụ thể mục tiêu cấp nước thành tiêu chí trong nghị quyết Đảng bộ từng cấp, từng ngành.

Cùng với đó, Ủy ban nhân dân tỉnh giao ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân 10 huyện, thị xã, thành phố phải tiếp tục coi trọng mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng để đến năm 2025, tỷ lệ che phủ của Điện Biên đạt 45,5%. Bởi giữ rừng cũng đồng thời là mục tiêu bảo vệ môi trường sống, giữ môi trường sống trong lành và giữ nước nguồn bảo đảm cấp nước hiệu quả các công trình đã, đang được đầu tư.

Mai Hương và nhóm PV

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.