Quảng Trị:

Đakrông thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay huyện Đakrông đã hỗ trợ xây mới 595 nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Đakrông là huyện miền núi biên giới, có gần 80% dân số là người Vân Kiều, Pa Kô; có 5 xã biên giới thuộc khu vực III gồm A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Nang, Tà Long. Các cụm dân cư trong huyện phân bố rải rác trên địa hình đồi núi, khe suối rất phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, nhất là các thôn ở vùng sâu, vùng xa giáp biên giới.

W-anh-minh-hoa-vinh-linh-quang-tri-2.jpg
Giai đoạn 2021-2025, sẽ nâng cấp khoảng 911 hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đakrông có nhà ở ổn định, an toàn.

Theo báo cáo của huyện Đakrông, năm 2022, toàn huyện có 11.844 hộ với 49.397 khẩu, trong đó có 5.175 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 43,69%; 1.384 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 6,28%; trong đó có 161 hộ nghèo, 22 hộ cận nghèo không có khả năng lao động; có 62 hộ người có công thuộc hộ nghèo và 28 hộ người có công thuộc hộ cận nghèo.

Cuối năm 2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Huyện Đakrông là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị nằm trong danh sách 74 huyện nghèo trên toàn quốc được thực hiện đề án này.

Mục tiêu của đề án là hỗ trợ xây dựng, nâng cấp nhà ở cho khoảng 911 hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo (thuộc đối tượng quy định tại Đề án) trên địa bàn huyện Đakrông có nhà ở ổn định, an toàn, có khả năng chống chịu tác động của thiên tài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện chủ trương này, huyện Đakrông đã ban hành kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà theo đúng quy định.

Để việc triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, huyện thực hiện cách thức hỗ trợ như: Đối với các hộ gia đình có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động, phương thức thực hiện chủ yếu là tự thực hiện kết hợp huy động ngày công của người thân; đối với một số hộ neo đơn, khó khăn về nhân công thì sẽ thực hiện khoán cho các tổ, đội thi công và thực hiện bàn giao nhà sau khi hoàn thành.

Nhà ở sau khi xây dựng đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng)... Sau thời gian tích cực triển khai thực hiện, các chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Đakrông đạt kết quả đáng kể.

Huyện Đakrông cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2023, tổng số nhà thuộc hộ nghèo được hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa trên địa bàn huyện là 177 nhà; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ xây mới 595 nhà ở với tổng nguồn vốn thực hiện khoảng 20 tỉ đồng, trong đó hộ nghèo DTTS 594 nhà; hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai 1 nhà; ngoài ra có 148 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà, trong đó hộ nghèo DTTS 139 nhà; hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 2 nhà; hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai 7 nhà.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến nay, toàn huyện có 247 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng và được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đối ứng xây dựng nhà.

Mặc dù còn nhiều khó khăn song huyện đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, y tế, đào tạo nghề, trợ giúp pháp lý, đặc biệt là việc hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo…

Ảnh: Lê Anh Dũng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.