Thái Nguyên

Cung cấp nước sạch, ổn định dân cư giúp giảm nghèo ở Đồng Hỷ

An cư lạc nghiệp là một trong những mục tiêu mà huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã thực hiện tốt, tạo điều kiện cho bà con vùng dân tộc thiểu số yên tâm phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Chỉ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 23 km về phía Đông Bắc nhưng Đồng Hỷ là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi với trên 50% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông, Dao, Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu…

Nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển của Đồng Hỷ so với toàn tỉnh, nhiều năm qua, huyện đã thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển, giảm nghèo bền vững.

Ổn định dân cư vùng có nguy cơ sạt lở

An cư lạc nghiệp để bà con có thể yên tâm phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu được huyện Đồng Hỷ đặt ra bởi nơi đây do địa hình và điều kiện thời tiết không thuận lợi, không ít bà con dân tộc thiểu số phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất gây thiệt hại về người và vật chất. 

Huyện đã được Nhà nước đầu tư Khu tái định cư Tam Va, xã Văn Lăng, di chuyển 60 hộ đồng bào dân tộc Mông ở xóm Mỏ Nước đến sinh sống. Đến nay, các hộ đều đã ổn định một phần cuộc sống, có điều kiện phát triển kinh tế, được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục tốt hơn. 

Sau thành công của Khu tái định cư Tam Va, huyện tiếp tục được đầu tư 2 khu tái định cư tại xã Văn Lăng là xóm Bản Tèn (30 hộ) và xóm Liên Phương (35 hộ).

Ông Vũ Xuân Thái, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đồng Hỷ, cho biết đây là những hộ người dân tộc Mông sống trên núi cao, cách xa trung tâm xã từ 15 đến 20km. Nhiều hộ không có đất ở, phải làm nhà bên cạnh khe suối, chân núi đá nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi xảy ra sạt lở, lũ quét. Ngoài ra, các hộ sống phân tán, cách xa trung tâm xóm, trường học nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng đường giao thông, trường học, đưa điện đến với tất cả bà con. Vì vậy, việc đầu tư các khu tái định cư là rất thiết thực, giúp đồng bào dân tộc thiểu số an cư, lạc nghiệp, có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

W-giamngheo-dantoc.png
Bà con người Mông ở Đồng Hỷ được quan tâm, hỗ trợ an cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế. 

Đưa nước về bản

Bên cạnh công tác tạo nơi ăn chốn ở kiên cố, vững chãi, huyện Đồng Hỷ cũng đã triển khai hiệu quả việc giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho bà con dân vùng dân tộc thiểu số.

Xóm Bãi Vàng (xã Hợp Tiến) có 122 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu, trong đó 50% là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khoảng 20%. Năm 2023, công trình nước sạch mới được xây dựng, đưa dòng nước mát lành đến với từng hộ dân. 

Tại xóm Tân Sơn, xã Văn Lăng, việc thiếu nước sinh hoạt trước đây đã tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều năm trước, người dân trong xóm chỉ có nước mưa hoặc nước chảy từ khe núi mà chưa có công trình bể chứa hợp vệ sinh. Dựa vào các chính sách hỗ trợ, giờ đây bà con ở Tân Sơn đã có thể sử dụng nguồn nước sạch, dồi dào, giúp mọi việc sinh hoạt dễ dàng hơn, cải thiện đời sống về mọi mặt. 

Rõ ràng, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tạo "sức bật" để đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vươn lên có cuộc sống ấm no. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giảm còn 3,48%.

Thời gian tới, huyện Đồng Hỷ tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường công tác y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Minh Anh

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.