Có sóng, có Internet đến các hộ gia đình, có máy tính cho các học sinh nghèo

Bên cạnh việc huy động nguồn lực để các em có đủ máy tính hay điện thoại thông minh, việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để có sóng 3G phục vụ cho nhu cầu học tập cũng là mối quan tâm hàng đầu.

Cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là hoạt động nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được xây dựng với mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số, đặc biệt trong các bối cảnh đặc biệt, như việc giãn cách để chống dịch bệnh như vừa qua.

Các nội dung chính của chương trình gồm: Triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến. Vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai học trực tuyến. Phát động các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.

Với các tỉnh vùng cao, bên cạnh việc huy động nguồn lực để các em có đủ máy tính hay điện thoại thông minh, việc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để có sóng 3G phục vụ cho nhu cầu học tập cũng là mối quan tâm hàng đầu.

Năm 2020, các em học sinh tại Cao Bằng đã có dịp trải nghiệm việc học tập qua chương trình truyền hình và online qua chiếc điện thoại thông minh. Vậy nhưng, ở tỉnh biên giới còn đầy khó khăn này, không phải học sinh nào cũng đủ điều kiện để theo các lớp học như thế.

Tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, sóng điện thoại, 3G ở nhiều xóm vùng cao không ổn định, nhất là khu vực gần biên giới, hay thung lũng sâu. “Sóng điện thoại lúc được lúc không, thậm chí là một số vùng điện lưới còn chưa có để chạy tivi hay sạc máy tính... Rất mong những điều khó khăn này sẽ được khắc phục trước, có như thế việc học trực tuyến của các em học sinh mới hiệu quả”, chị Dương mong muốn.

Sóng 3G, 4G không phủ khắp nên khi phải giãn cách do dịch bệnh, các thầy cô giáo chủ yếu cho ôn tập bài cũ, còn với các em tại các thôn bản vùng cao thì cũng chỉ dành thời gian nghỉ để phụ giúp bố mẹ công việc đi nương, làm ruộng.

Cao Bằng hiện còn khá nhiều thôn, bản chưa sử dụng được sóng 3G do địa hình rộng lại chia cắt bởi núi cao. Mặt khác nhiều khu vực vùng sâu, vùng cao vẫn chưa có điện lưới như tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc đều có nhiều xã tỉ lệ số hộ được sử dụng điện lưới chưa tới 50%.

Hiện tỉnh đang có kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị cho giai đoạn 2 của chương trình, hướng tới mục tiêu đó là 100% số giáo viên và học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, cận nghèo, diện gia đình khó khăn đều có thiết bị, công cụ học trực tuyến.

Tại Bắc Kạn, năm 2020, nhiều em học sinh tại huyện vùng Pác Nặm cũng đã phải làm lán ra lưng đồi để “bắt" 3G. Thiếu điện thoại, từ 4-5 em học sinh có thể dùng chung 1 chiếc, nhưng thiếu sóng thì bài giảng cũng đành bỏ dở. Biện pháp hiệu quả nhất của cả Bắc Kạn và Cao Bằng khi đó vẫn là các thầy cô trèo đèo, lội suối đến từng nhà để giao và hướng dẫn làm bài tập. 

Hiện 96% thôn, bản của Bắc Kạn đã có sóng 2G nhưng chỉ khoảng 90% số thôn bản có thể bắt được sóng 3G. Do đó, trước khi triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” địa phương đã yêu cầu ngành viễn thông rà soát hạ tầng kỹ thuật và thống kê khu vực phủ sóng 3G và 4G trên địa bàn.

Các tỉnh cũng đang triển khai rà soát đối tượng học sinh, sinh viên trong diện cần hỗ trợ theo Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Dự kiến sơ bộ, tỉnh Bắc Kạn cần huy động khoảng 17.000 chiếc máy tính hoặc thiết bị di động, còn tại Cao Bằng có thể phải lên đến hơn 50.000 chiếc.

Tuy nhiên, để những thiết bị này có thể phục vụ học tập, hạ tầng viễn thông bắt buộc phải đi trước một bước. Có như vậy, các em mới không còn gian nan “bắt sóng” qua đó, chương trình "Sóng và máy tính cho em" mới phát huy hiệu quả một cách thiết thực.

Bởi vậy, Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được thiết kế gồm có ba phần chính: Là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; là có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; là có giá cước phù hợp cho các máy tính này. 

Đoàn Bổng, Anh Dũng, Hữu Duyên

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.