Cô giáo mở lớp học tình thương hơn 20 năm dạy miễn phí cho trẻ em nghèo

Hơn 20 năm qua, cô Mươn không chỉ dạy cho cả nghìn đứa trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán mà còn dạy cho chúng biết dạ thưa lễ phép, biết ứng xử trong cuộc sống.

22 năm qua, lớp học tình thương ở xóm lao động nép mình trong con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng (khóm 3, phường 5, TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) do cô Trần Thị Mươn giảng dạy. Lớp học không có lương cho giáo viên nhưng đầy ắp tình thương cho học trò.

Hàng ngày, có vài chục đứa trẻ, đa phần là con em người dân tộc Khmer nghèo đến tập đọc ê a những chữ cái đầu đời.

 22 năm qua, cô Mươn vẫn âm thầm dạy chữ cho trẻ em nghèo.

Lớp học này có nhiều điểm khác biệt bởi nó nằm ở hiên nhà, có vài chục cái ghế nhựa cùng 1 chiếc bảng đen và vài viên phấn trắng. Điểm đặc biệt nữa là cô giáo đã 64 tuổi, học trò thì nhiều lứa tuổi khác nhau. Các em có nhiều hoàn cảnh như quá tuổi đến trường, không có giấy khai sinh hoặc gia đình thiếu thốn. 

Cô Mươn vốn là giáo viên mầm non, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô tạm ngưng việc dạy để đi làm thuê, cắt lúa mướn, chạy xe ôm… để có tiền lo cho 3 con ăn học. Năm 2000, cô giáo người Khmer này được một nhà thờ gần nhà mời về dạy cho các em nhỏ khó khăn.

Cũng thời điểm này, cô thấy nhiều trẻ con gần nhà không biết chữ, hàng ngày chạy long nhong ngoài đường rất đáng thương nên mở lớp tại nhà dạy học miễn phí cho các em. "Lúc đó, tôi tự hỏi, mình từng là giáo viên, mình còn sức khỏe, tại sao lại không giúp các em biết đọc, biết chữ”, cô Mươn tâm sự. 

Kể từ đó, từ thứ 2 đến thứ 6, buổi sáng cô dạy tại trường (do nhà thờ mời đến dạy, với tiền lương hơn 2 triệu đồng/tháng), từ 13h đến 15h chiều, cô dạy lớp tình thương tại nhà. 

 Các em đa phần là con em người dân tộc Khmer nghèo.

Lớp học tại nhà cô Mươn bắt đầu từ 13h nhưng từ 11h trưa, đám trẻ đã đến dần, có đứa tự đi bộ, có đứa được mẹ, cha chở đến, trên xe treo lủng lẳng những bịch bánh snack. Tất cả chúng khi thấy cô Mươn đều khoanh tay, cúi đầu lễ phép: "Con chào cô". 

Hơn 20 năm qua, cô Mươn không chỉ dạy cho cả nghìn đứa trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán mà còn dạy cho chúng biết dạ thưa lễ phép, biết ứng xử trong cuộc sống. 

Không có cha, mẹ đi làm xa ở Bình Dương, em Triều Đăng ở với bà ngoại. Dù đã 10 tuổi nhưng Đăng vẫn chưa có giấy khai sinh. "Trước con không biết chữ. Nhờ học cô Mươn, con đã biết đọc, viết, làm toán”, Đăng lí nhí nói. 

Ở lớp học tình thương này, gia cảnh em nào cũng khó khăn nên cô Mươn tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em rồi tặng tập, viết. Không chỉ dạy chữ cho các em, cô còn tặng gạo, mì. 

Cô Mươn đi vận động quyên góp sách giáo khoa cũ, bút viết cho các em... "Nhiều người biết đến lớp học, biết hoàn cảnh của các em khó khăn nên tặng gạo, mì”, cô Mươn nói. 

Thạch Thị Như Ý (12 tuổi) thật thà chia sẻ: “Từ ngày được cô Mươn dạy học miễn phí con rất vui vì mình biết đọc, biết tính toán. Đứa em của con cũng đang được cô Mươn dạy. Cô dạy miễn phí còn cho tụi con tập, viết, gạo. Cô là người hiền, thường giúp đỡ người khác”. 

“Nhiều học trò cũ sau 20 năm đến thăm, ôm tôi nói "nhờ cô mà con biết đọc, biết viết”, nghe vui lắm. Dạy các em tôi chỉ cần như vậy là vui rồi. Tiền làm ra rồi cũng xài hết, tôi chỉ mong việc dạy học tình thương của mình giúp các cháu biết đọc, biết viết là cảm thấy hạnh phúc rồi" cô Mươn chia sẻ và nói, “tôi sẽ dạy đến khi nào không còn dạy nổi nữa thì nghỉ”.

Tuyết Nhung, Xuân Long, Lê Thúy

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.