Chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng thoát nghèo
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong những năm qua đã căn bản làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS ở tỉnh Cao Bằng, giúp đồng bào mạnh dạn vay vốn, đầu tư hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, năm 2023, tỉnh Cao Bằng đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, trong đó HĐND tỉnh ban hành 04 Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành 07 Quyết định, 06 Kế hoạch, 08 Văn bản đôn đốc thực hiện Chương trình nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và phát huy sức mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị trong công cuộc giảm nghèo.
Năm 2023, tỉnh Cao Bằng phấn đấu toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,0% trở lên (riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 5% trở lên), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 4% trở lên. Kết quả thực hiện: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,23%, giảm 5.349 hộ nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 28,94% xuống còn 24,71% vào cuối năm 2023, đạt 105,75%KH. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo bình quân giảm 5,65%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,21%.
Tổng nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 là 1.286,645 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 1.125,662 tỷ đồng. Ngân sách địa phương 13,982 tỷ đồng. Vốn huy động xã hội hóa 18,001 tỷ đồng. Đến 31/01/2024 đã giải ngân nguồn Ngân sách trung ương 838,864/1.108,582 tỷ đồng, đạt 74,52% KH; Ngân sách địa phương 13,808 tỷ đồng, đạt 97% KH. Vốn huy động xã hội hóa giải ngân 100% theo quy định.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và tập trung ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã phối hợp điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nắm bắt nhu cầu, xây dựng kế hoạch, triển khai cho vay kịp thời, đúng đối tượng, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương dành một phần ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
Nguồn vốn tín dụng chính sách trong những năm qua đã căn bản làm thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS, giúp đồng bào mạnh dạn vay vốn, đầu tư hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ 2002 đến nay đã có 92.900 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho gần 28 nghìn lao động, giúp 22.400 học sinh, sinh viên hộ nghèo đồng bào DTTS vay vốn học tập… Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tính đến tháng 11/2023 đạt gần 3.900 tỷ đồng với hơn 73 nghìn hộ còn dư nợ.