Cây quế góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống người dân ở Nậm Lúc

Là xã mới phát triển cây quế hữu cơ gần 3 năm nhưng Nậm Lúc đã có gần 1.000 ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con nông dân địa phương.

Nậm Lúc là xã vùng III, khu vực hạ huyện, cách trung tâm huyện Bắc Hà 36 km. Đến nay, xã đã trở thành điển hình tiêu biểu trong phát triển cây quế hữu cơ ở Bắc Hà.

Cây quế đã và đang khẳng định là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giảm nghèo và làm giàu ở địa phương này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, người dân trong xã đã thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ, từ đó nâng cao giá trị cây quế cũng như sản phẩm quế của địa phương.

Toàn xã Nậm Lúc hiện có 2.800 ha quế

Toàn xã hiện có 2.800 ha quế (trong đó có 923,5 ha quế hữu cơ), tăng 800 ha so với năm 2020, 09 tháng năm 2022, bà con nhân dân trong xã đã trồng mới 70 ha quế. Hiện Nậm Lúc đã trở thành xã trọng điểm thứ 2 của huyện Bắc Hà (sau Nậm Đét) trồng nhiều diện tích cây quế nói chung và quế hữu cơ ở khu vực hạ huyện.

Tỉnh Lào Cai hiện có tổng diện tích quế đạt 48.580 ha. Trong đó tại huyện Bắc Hà có 2.248 ha quế hữu cơ tại 03 xã Nậm Lúc, Bản Cái và Nậm Đét, chiếm 64,1% diện tích quế hữu cơ toàn tỉnh.

Đặc biệt, Nậm Lúc là xã mới phát triển cây quế hữu cơ gần 3 năm nhưng đã có gần 1.000 ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con nông dân địa phương.

Năm 2020, người dân trong xã thu từ quế hơn 24 tỷ đồng, tăng hơn 6 tỷ đồng; 9 tháng năm 2022, thu nhập các sản phẩm từ quế là 17 tỷ 334 triệu đồng. Nhờ cây quế, Nậm Lúc đã sớm hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới năm 2020 khi thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 36 triệu 860 ngàn đồng/người/năm, năm 2022 dự kiến đạt trên 38 triệu đồng/người/năm.

Được biết, thời gian tới, không chỉ tập trung nâng cao chất lượng vùng quế thông qua phát triển cây quế hữu cơ, xã Nậm Lúc còn chủ động phát triển các mô hình kinh tế mới phù hợp dưới tán rừng quế; phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đồi rừng.

Hồng Nhì, Mỹ Hòa, Thục Anh

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.