Tiền Giang

Cai Lậy đồng hành, tạo động lực vươn lên cho các hộ nghèo

Ngoài tuyên truyền giảm nghèo đa chiều, Cai Lậy còn tổ chức đối thoại các chính sách hỗ trợ, phương thức tiếp cận nguồn vốn cho vay, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở, nâng cao ý thức và nỗ lực thoát nghèo của người dân.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao thu nhập, bù đắp, hỗ trợ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Hàng năm, huyện Cai Lậy khảo sát mức độ thiếu hụt nhu cầu cơ bản của hộ nghèo, có giải pháp hỗ trợ về phương tiện, tư liệu sản xuất, thực hiện các chính sách về vốn vay, nhà ở, y tế, giáo dục...

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp tuyên truyền giảm nghèo đa chiều, đối thoại các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, phương thức tiếp cận nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở... Từ đó, nâng cao ý thức và nỗ lực thoát nghèo của hộ gia đình với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện được kéo giảm qua từng năm. Rà soát cuối năm 2022, huyện Cai Lậy có 634 hộ nghèo (tỷ lệ 1,18%), 1.246 hộ cận nghèo (tỷ lệ 2,32%). Năm 2023, huyện Cai Lậy đã phấn đấu có 100 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 0,99%.

W-nong-thon-moi-nam-dinh-6-1.jpg
Nhiều chính sách hỗ trợ mô hình sinh kế, tạo nguồn thu nhập ổn định, giảm chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản được trao cho người dân nghèo. 

Năm 2022 trở về trước, gia đình bà Tống Thị Luốc, trú tại ấp 3, xã Phú Cường, huyện Cai Lâỵ, là hộ không đất sản xuất, thu nhập bấp bênh. Rồi gia đình bà được hỗ trợ con giống từ "Dự án nuôi heo sinh sản quy mô hộ gia đình", tạo nguồn thu nhập ổn định.

"Địa phương biết khó khăn của gia đình tôi đã hỗ trợ con giống để thực hiện mô hình. Có sẵn chuồng trại nên tôi mở rộng để tăng đàn. Sau hai lứa xuất bán heo thịt và heo con, gia đình đã có thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập cho các con", bà Luốc nói.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được hệ thống chính trị huyện Cai Lậy vào cuộc với nhiều giải pháp đồng bộ. Trọng tâm là huy động nguồn lực của Nhà nước và xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, động viên, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên.

Hàng năm, qua khảo sát nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, các ngành, đoàn thể phối hợp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, trợ vốn gắn với phương án thoát nghèo cụ thể. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng ưu đãi và các dự án đa dạng hóa sinh kế đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động trong sản xuất, cải thiện cuộc sống gia đình.

Gia đình đình chị Nguyễn Thị Thùy Trang, ở ấp 6, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, không đất canh tác, thu nhập chỉ đắp đổi qua ngày nên căn nhà xuống cấp, vợ chồng chị cũng không có điều kiện sửa sang. Năm 2023, thông qua vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Long Trung, chị được hỗ trợ 40 triệu đồng xây dựng lại căn nhà "Đại đoàn kết".

"Có nhà mới vợ chồng tôi mừng lắm. Đây không chỉ là mái ấm để an cư, mà còn là tình cảm, sự quan tâm của mọi người. Giờ thì gia đình tôi đã an tâm để lao động, lo cái ăn, cái mặc đủ đầy cho các con", chị Trang vui mừng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, đoàn thể ở huyện Cai Lậy cũng huy động nguồn lực xã hội trợ giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo. 9 tháng đầu năm 2023, Quỹ "Vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội đã nhận được sự đóng góp hơn 26 tỷ đồng, thông qua nguồn Quỹ này đã tổ chức trao quà, xây dựng và sửa chữa nhà ở, trợ giúp đột xuất các hoàn cảnh khó khăn... 

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cho biết: "Thời gian qua, từ các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện Cai Lậy phối hợp dạy nghề cho lao động nông thôn, mở các phiên giao dịch việc làm, khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chuyển đổi mô hình sản xuất, tạo thu nhập ổn định. Người dân cũng được tiếp cận thông tin các chính sách hỗ trợ, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia".

Minh An

Đình Thành và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.