Bến Tre: Triển khai hiệu quả tín dụng chính sách ưu đãi đối với người nghèo

Hoạt động nhận ủy thác các chương trình tín dụng là một trong những hoạt động trọng tâm, góp phần hỗ trợ phụ nữ nghèo và cận nghèo phát triển kinh tế gia đình.

Tại tỉnh Bến Tre có 100% cơ sở xã, phường, thị trấn ký hợp đồng ủy thác, hợp đồng ủy nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội và thực hiện xuyên suốt cho đến nay. 

Các sản phẩm từ dừa đã trở thành sản phẩm hàng hóa giúp hàng nghìn hộ dân Bến Tre thoát nghèo

Bên cạnh đó, hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ  tỉnh cũng đang quản lý 1.203 Tổ tiết kiệm vay vốn theo địa bàn dân cư. Qua 20 năm, dư nợ nhận ủy thác của Hội liên tục tăng cả về khối lượng tín dụng và số lượng các chương trình tín dụng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tuyên truyền, vận động các thành viên tích cực, tham gia “Huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ vay vốn" nhằm phát huy nguồn vốn tại chỗ, duy trì tính bền vững của mỗi chương trình tín dụng, dư tiết kiệm đến nay đạt trên 107 tỷ đồng. 

Năm 2022, hưởng ứng “Ngày gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo", trong 6 tháng đầu năm 2022, các cấp Hội đã huy động đạt hơn 5,462 tỷ đồng, với hơn 1.505 khách hàng tham gia.

Trong quý 3/2022, các cấp Hội đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình công tác đã đề ra. Nổi bật là chương trình Mẹ đỡ đầu chăm lo cho trẻ mồ côi; hỗ trợ cho trẻ nhân dịp năm học mới; các hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7; phát triển một số mô hình mới tập hợp thu hút hội viên đặc thù…

Có thể nói việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78 của Chính phủ tại Bến Tre đã đạt hiệu quả cao. Nhất là công tác quản lý và vận hành triển khai chính sách đi vào nề nếp, giải quyết nhu cầu về vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội nhất định.

Theo thống kê của UBND tỉnh Bến Tre, tính đến cuối năm 2021, tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 17.060 hộ; tổng số nhân khẩu hộ nghèo là 50.609 người; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 4,26%. 

Trong đó, huyện Ba Tri có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh với 9,13% (tổng số hộ dân tại thời điểm rà soát của huyện Ba Tri là 55.155 hộ); kế đến là huyện Giồng Trôm 5,98%; huyện Thạnh Phú 4,12%; huyện Bình Đại 3,18%; huyện Chợ Lách 3,67%; huyện Mỏ Cày Nam 3,66%; huyện Mỏ Cày Bắc 2,66%; huyện Châu Thành 2,25% và TP Bến Tre 1,08%.

Tổng số hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh là 16.996 hộ. Tổng số nhân khẩu hộ cận nghèo là 59.042 người. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,24%.

Hoài Thanh, Hữu Duyên, Lê Dũng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.