Bắc Giang quyết tâm đưa huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Mục tiêu đến năm 2025, huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021–2025.

Huyện Sơn Động vốn được coi là “vùng trũng” của tỉnh Bắc Giang, với 21 xã, địa hình chủ yếu là đồi núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém… Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg phê duyệt danh sách 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, Tỉnh Bắc Giang có huyện Sơn Động thuộc danh sách.

Do đó, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện là nhiệm vụ được tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm. Mới đây, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 6% - 7%/năm 

Kế hoạch đã đưa ra một số dự kiến kết quả thực hiện cụ thể để hướng đến triển khai.

Theo đó, đến năm 2025, huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025.

Tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện Sơn Động (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều) giảm 6% - 7%/năm, quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều cuối kỳ giảm ít nhất 60% so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025.

Bắc Giang quyết tâm đưa huyện Sơn Động thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

Sau khi các công trình giao thông nâng cấp, duy tu được hoàn thành sẽ tạo điều kiện lưu thông thuận lợi cho 19.850 nhân khẩu sống trực tiếp trên địa bàn 5 xã thụ hưởng trực tiếp và toàn bộ người dân trên địa bàn huyện có nhu cầu lưu thông qua các tuyến giao thông được xây dựng;

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa từ những sản phẩm nông sản của các hộ dân trên địa bàn huyện đặc biệt là 5 xã có tuyến đường được nâng cấp sửa chữa, tạo ra thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động, thu nhập bình quân tăng 1,8 lần so với năm 2020. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người dân trên địa bàn huyện.

Các công trình giao thông được nâng cấp, duy tu sửa chữa thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa và phát triển giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện; phấn đấu đến năm 2025, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài huyện tuyển sinh và đào tạo nghề cho khoảng 10.460 người lao động, trung bình 2.092 học sinh, sinh viên, người học nghề/năm; Quy mô tuyển sinh đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện tăng từ 2.010 người năm 2021 lên 2.200 người năm 2025 (tăng 190 người).

Lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 480 người năm 2021 lên 600 người năm 2025 (tăng 120 người) đảm bảo phù hợp với quy mô đào tạo từng bước được nâng lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 48% (trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27%).

Đối với người dân tộc thiểu số, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 17%. Tỷ lệ người học từ trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo sau tốt nghiệp đạt 90% trở lên. Trên 90% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, trên 85% học sinh tốt nghiệp trung cấp và trên 80% người lao động tốt nghiệp sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng có việc làm sau đào tạo.

Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; có giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho lao động trong độ tuổi, tạo việc làm ổn định tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Tăng cường xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp 

Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Bắc Giang thực hiện hỗ trợ trực tiếp từ Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.

Theo đó, đầu tư cải tạo nâng cấp 02 công trình đường liên xã An Bá - Tuấn Đạo, An Bá - Tuấn Đạo - Thanh Luận và duy tu, sửa chữa 06 công trình giao thông liên thôn thuộc 04 xã Lệ Viễn, Tuấn Đạo, Phúc Sơn, Thanh Luận nhằm tạo sự đột phá thúc đẩy hiệu quả 3 phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ ưu tiên lồng ghép thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 triển khai trên địa bàn huyện gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo.

Đồng thời thực hiện các chính sách giảm nghèo chung như: Chính sách hỗ trợ về giáo dục và y tế; hỗ trợ xóa nghèo và cải thiện đời sống cho hộ nghèo có thành viên đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; bảo trợ xã hội.

Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện như: Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi và đô thị theo hướng hiện đại và thông minh. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân;

Đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; mời gọi đầu tư, tăng cường xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, tạo việc làm tại chỗ. Tập trung tuyên truyền, vận động, làm cho người nghèo tự ý thức, xác định quyết tâm vươn lên thoát nghèo là chính.

V.v,...

Quang Phong, Hà Sơn, Thành Huế

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.