Bà Rịa – Vũng Tàu: Thi đua thiết thực, hiệu quả “Vì người nghèo”

Tỉnh đề ra mục tiêu tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn từ 0,5% trở xuống so với tổng số hộ dân; phát huy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo…

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua.

Theo đó, mục đích là tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trong việc tham gia, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn từ 0,5% trở xuống so với tổng số hộ dân. Phát huy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, người nghèo, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội.

Huyện, thị xã, TP phải giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 4%/năm trở lên trong 3 năm liên tục 

Theo Kế hoạch này, UBND tỉnh đã đặt ra tiêu chuẩn thi đua đối với mỗi đối tượng khác nhau.

Tiêu chuẩn đối với tập thể là gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một số tiêu chuẩn cụ thể.  

Đối với các ban ngành, UB MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Có sáng kiến, giải pháp trong việc xây dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành tổ chức thực hiện cơ chế chính sách, hướng dẫn hoặc chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở trong việc giảm nghèo;

Chủ động nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi bổ sung các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế; đẩy mạnh việc phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, khuyến khích và phát huy vai trò của cộng đồng, hỗ trợ các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách về giảm nghèo;

Chủ động tích cực huy động nguồn lực, có nhiều sáng kiến mô hình giảm nghèo bền vững được nhân rộng, giúp cho người nghèo tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, làm kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững, không để xảy ra tình trạng tái nghèo.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố, tiêu chuẩn đặt ra là có thành tích xuất sắc tiêu biểu, nêu gương, được bình xét trong Phong trào thi đua cấp tỉnh; Có sáng kiến, mô hình giảm nghèo bền vững được nhân rộng, giúp cho người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh, làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững;

Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 4%/năm trở lên, trong 3 năm liên tục trước khi trình khen thưởng; hoặc quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với năm 2021.

Đối với cấp xã, tiêu chuẩn đặt ra là có thành tích xuất sắc tiêu biểu, nêu gương, được bình xét trong Phong trào thi đua cấp tỉnh; Có sáng kiến, mô hình giảm nghèo bền vững, huy động nguồn lực, hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật giúp cho người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh, làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững;

Đối với xã khu vực II, xã khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với năm 2021.

Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn từ 0,5% trở xuống

Đối với thôn, ấp, khu phố, tiêu chuẩn đặt ra là triển khai có hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo trên địa bàn, có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong Phong trào thi đua và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; 

Hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống và thoát nghèo; Huy động có hiệu quả nguồn lực từ nhân dân, cộng đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

Điều kiện sống, thu nhập của người nghèo trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; Quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với năm 2021.

Đối với các doanh nghiệp (tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã...), tiêu chuẩn đặt ra là: đóng góp thiết thực, hiệu quả trong thực hiện công tác giảm nghèo và hỗ trợ, giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc đặc biệt khó khăn và người nghèo;

Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các dự án, mô hình giảm nghèo phù hợp với người nghèo, nhất là ở địa bàn huyện nghèo;

Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng khác thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp để tăng nguồn vốn cho vay, ưu tiên bố trí vốn cho vay phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Có nhiều sáng kiến, cách làm hay 

Kế hoạch cũng đề ra các tiêu chuẩn đối với Hộ gia đình. Theo đó, có ý thức, trách nhiệm tự nguyện đăng kí thoát nghèo, trong việc chủ động phát huy nội lực để thoát nghèo, tự nguyện đăng ký thoát nghèo, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế và thoát nghèo bền vững; sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đúng mục đích, trả lãi, trả gốc đúng hạn, đạt hiệu quả sử dụng; vượt khó vươn lên thoát nghèo;

Có nhiều đóng góp, hỗ trợ hiệu quả, sáng tạo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Đối với cá nhân, theo Kế hoạch, tiêu chuẩn phải đạt được trước tiên là gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời đạt một số tiêu chuẩn như: 

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác giảm nghèo phải liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; Tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả; có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong triển khai phong trào thi đua và tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về công tác giảm nghèo.

Đối với các cá nhân khác: có thành tích xuất sắc tiêu biểu, đóng góp cụ thể, thiết thực trong thực hiện công tác giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo và được bình xét trong Phong trào thi đua.

Phạm Thiện, Thu Hằng, Ngân Phương

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.