Vĩnh Phúc truyền thông huy động các nguồn lực triên khai Chương trình MTQG

Với mục tiêu về đích xã nông cao nâng cao vào năm 2024, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tập trung tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng chung tay hoàn thành các tiêu chí.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang ý nghĩa chính trị lớn, được xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang dốc sức thực hiện. 

Với mục tiêu về đích xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, địa phương đã tập trung tuyên truyền, huy động các nguồn lực cùng chung tay hoàn thành các tiêu chí. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân.

W-n244ng-th244n-moi.jpg
 Xã Vĩnh Phúc tập trung nâng cao năng lực, kiến thức cho các cán bộ làm công tác nông thôn mới.

Cách đây 8 năm, xã Vĩnh Phúc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đến nay, diện mạo xã ngày càng khởi sắc, khang trang, đời sống người dân từng bước được nâng lên, kinh tế phát triển hơn. Hệ thống giao thông sáng – xanh – sạch – đẹp. Tổng mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 43,4 triệu đồng/năm. 

Hướng tới mục tiêu trở thành xã nông thôn mới nâng cao, Vĩnh Phúc tập trung nâng cao năng lực, kiến thức cho các cán bộ làm công tác nông thôn mới. Thường xuyên cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn của tỉnh, huyện. Lồng ghép kiến thức qua các chương trình họp thôn, xóm...

Đồng thời thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng từng tiêu chí để kịp thời củng cố, bổ sung, nâng cao chất lượng, không để xảy ra tình trạng tụt bậc các tiêu chí đã đạt được. Xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra phương pháp tổ chức thực hiện, thời gian hoàn thành… 

Đến nay, xã Vĩnh Phúc đã đạt 8/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025. Các tiêu chí còn lại xã đang nỗ lực tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2023 gồm: Quy hoạch; Giao thông; Điện; Văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thu nhập; Nghèo đa chiều…

Xác định rõ các tiêu chí trọng tâm để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tranh thủ huy động tối đa mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn. 

Đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Khuyến khích, động viên người dân chung tay thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới hiệu quả, mạnh mẽ. 

Công tác truyền thông được xã thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm đa dạng, phong phú, sáng tạo cả về hình thức và nội dung thông tin. Công tác truyền thông không chỉ truyền tải thông tin chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở mà còn thu thập thông tin, giám sát và phản ánh những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả, bền vững.

Truyền thông còn góp phần quan trọng trong việc phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, chung sức xây dựng xã Vĩnh Phúc trở thành miền quê đáng sống.

Ngoài ra, xã Vĩnh Phúc tập trung đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ. Rà soát quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp để sản xuất hàng hóa tập trung. Hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Huy động, lồng ghép, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ cho người dân trong sản xuất, sinh hoạt.

Xã triển khai đồng bộ các giải pháp cho từng tiêu chí khó. Với Tiêu chí quy hoạch, xã phối hợp với cơ quan chuyên môn hoàn thiện quy hoạch khu trung tâm xã, thôn và khu vực trồng cây ăn quả theo vùng; phấn đấu cuối năm 2023 được phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng xã Vĩnh Phúc tầm nhìn năm 2040. 

Tiêu chí thu nhập với nhiệm vụ tổng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 51 triệu đồng, tập trung chỉ đạo nhân dân đầu tư chăm sóc các loại cây trồng, tăng vụ, tái đàn chăn nuôi, phát triển thương mại dịch vụ; triển khai các giải pháp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động. 

Tại Tiêu chí 11 nghèo đa chều, xã phấn đấu giảm 85 hộ nghèo và đưa số hộ nghèo của xã giảm xuống còn 112 hộ vào cuối năm 2023; áp dụng khoa học kỹ thuật để các hộ nghèo phát triển kinh tế…

Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ xã đến thôn, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, nền tảng quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Phúc xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.

Quỳnh Nga

Xuân Quý và nhóm PV, BTV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.