Viễn thông công ích góp sức giảm nghèo bền vững

Đưa được dịch vụ viễn thông đến với người dân vùng sâu, vùng xa nhiều nhất, nhanh nhất sẽ giúp ích cho cuộc sống của người dân.

Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là chính sách lớn của Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, cung cấp cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa những dịch vụ thông tin liên lạc với chi phí hợp lý.

Quyết định số 2269 ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025, trong đó tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình khó khăn ở vùng sâu, vùng biên giới có nhiều ý nghĩa thiết thực.

Thực tiễn cho thấy, việc triển khai Chương trình viễn thông công ích (VTCI) tại Lào Cai không chỉ đạt được các mục tiêu quan trọng về phổ cập dịch vụ viễn thông cho đồng bào vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Chính sách này không chỉ giúp bà con được sử dụng dịch vụ viễn thông với giá cước ưu đãi, mà còn được tiếp cận, nắm thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cập nhật kiến thức về xây dựng đời sống văn hóa, học cách xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả...

minhhoa.png
Ảnh minh hoạ

Xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, có gần 800 hộ dân, với trên 4.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào Mông chiếm tới 97% dân số. Hiện, xã vẫn có tới 80% hộ nghèo. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, cho biết: Mới đây, Tập đoàn bưu chính và viễn thông Việt Nam (VNPT) tại Lào Cai hỗ trợ cho 150 hộ nghèo được hưởng chính sách viễn thông công ích: "Việc thông tin tuyên truyền của địa phương về các chính sách, nhiệm vụ tới thôn bản rất thuận lợi. Bà con nhân dân nắm bắt được nhanh. Công tác quản lý ở địa phương từ xã xuống thôn bản cũng dễ dàng hơn thông qua các nhóm trên mạng xã hội."

Bắc Hà là một trong những huyện nghèo nhất ở tỉnh Lào Cai. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chiếm tới 84% dân số. Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình viễn thông công ích, thời gian qua chính quyền các cấp ở huyện Bắc Hà cùng với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông đã triển khai hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích cho gần 3.000 hộ nghèo, trong tổng số trên 9.000 hộ nghèo ở huyện.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai triển khai dịch vụ VTCI với nhiều gói hỗ trợ, như cước kết nối, cước sử dụng dịch vụ truy nhập internet, dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động cho các đối tượng thuộc diện khó khăn.

Trong đó, đối tượng thuộc diện được hỗ trợ sử dụng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định gồm 66 trạm y tế, 85 cơ sở giáo dục mầm mon, 109 trường và 272 phân hiệu tiểu học, 85 cơ sở giáo dục THCS, 4 cơ sở giáo dục THPT, 66 điểm cung cấp dịch vụ internet băng rộng cho cộng đồng dân cư thuộc địa bàn các xã khu vực III chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Đối tượng thuộc diện hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông phổ cập gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc các xã khu vực III (chưa đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới) được hỗ trợ sử dụng 1 trong 2 dịch vụ viễn thông phổ cập (dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước hoặc trả sau; dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất). Hộ nghèo, hộ nghèo thuộc các khu vực còn lại của tỉnh được hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông di động mặt đất trả trước hoặc trả sau.

Trên cơ sở kết quả rà soát hạ tầng thông tin di động mặt đất và internet băng rộng cố định tháng 10/2022 và danh sách 222 thôn của tỉnh Lào Cai thuộc khu vực được phổ cập dịch vụ viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh định hướng, đề nghị các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đầu tư hạ tầng xóa các khu vực lõm sóng, chưa có hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh. Đến tháng 6/2023, các doanh nghiệp đã đầu tư xóa 23 thôn “trắng” sóng 3G, 4G; đầu tư mới hạ tầng cáp quang đến 97 thôn.

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phục vụ việc phân bổ máy tính, hỗ trợ máy tính bảng.

Với việc được tiếp cận rộng rãi với dịch vụ viễn thông đang dần mang lại những đổi thay cho cuộc sống của bà con. Đây là bàn đạp để bà con tiếp cận nhanh nhất với những chính sách mới, kiến thức mới, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Yên Minh

Việt Hùng và nhóm PV, BTV

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.