Cuối năm 2022, Tuyên Quang còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,9% hộ dân toàn tỉnh; dự kiến năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,39%.
Với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, trọng tâm là các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn khu vực nông thôn; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sở còn chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều kế hoạch triển khai theo Chỉ thị số 05-CT/TW đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, đặc biệt là Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định phân bổ vốn Chương trình MTQG giai đoạn và hằng năm; các kế hoạch về truyền thông, kiểm tra, giám sát... nhằm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo.
Bên cạnh đó, yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Cuối năm 2022, Tuyên Quang còn 40.522 hộ nghèo, chiếm 18,9% hộ dân toàn tỉnh; dự kiến năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,39%. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, giảm tỉ lệ thiếu hụt việc làm xuống dưới 15%, tạo việc làm cho hơn 15.000 hộ nghèo tại tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu này đang được hiện thực hóa thông qua việc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tuyên Quang cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn tín dụng chính sách xã hội, đi kèm với những tư vấn, hướng dẫn sinh kế, đảm bảo hộ vay phát huy được hiệu quả đồng vốn, cải thiện đời sống.
Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.
Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.
Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.
Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.
Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.