Trưởng bản Phê A Di giúp dân Tả Chải thoát nghèo

Với cương vị trưởng bản Tả Chải, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu, ông Phê A Di nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc và đồng hành cùng dân bản khai thác lợi thế địa phương, vươn lên giảm nghèo bền vững.

Mấy năm về trước, con đường dẫn vào bản Tả Chải, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu còn là đường đất, mỗi mùa mưa tới, bà con đi lại rất khó khăn. Giờ đây, những con đường đất ngày nào đã được thay thế bằng con đường bê tông, rộng mở, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi, buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hóa. Có được kết quả này, một phần là nhờ công của ông Phê A Di, người trưởng bản luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào thi đua của địa phương.

Ông Phê A Di chia sẻ, ông được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản từ năm 1995. Khi ấy, tỷ lệ hộ nghèo của bản gần 100%, bản thân gia đình cũng không khá giả gì. Đặc biệt, trong bản còn tồn tại một số hủ tục; điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư đồng bộ cùng nhiều bất cập khác... 

Ông Phê A Di bên đàn gia súc của gia đình mình.

Tuổi còn trẻ, kinh nghiệm chưa có, ông Phê A Di băn khoăn không biết làm như thế nào và bắt đầu từ đâu để giúp người dân. Được sự động viên của lãnh đạo địa phương, gia đình cùng sự kỳ vọng của bà con, ông đã vượt lên mọi khó khăn, tích cực học hỏi và nỗ lực trong mọi công việc để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Theo ông Phê A Di, muốn cải thiện cuộc sống, không còn con đường nào khác là tự lực vươn lên. Khi bản thân làm được thì nói bà con mới nghe, mới hiểu và làm theo. Vì vậy, đất sản xuất ít, ông khai hoang đất đồi trồng ngô, sắn, lúa và chè với diện tích hơn 1ha. Nông sản thu được ngoài phục vụ nhu cầu gia đình, ông còn đầu tư nuôi gia súc, gia cầm. Đất càng mở rộng đồng nghĩa với no ấm đã hiện hữu trong gia đình ông.

Nhờ cố gắng lao động nên đã có thành quả. Gia đình ông duy trì đàn trâu 5 con, cao điểm lên tới cả chục con trâu và nuôi thêm lợn thịt. Chú trọng lựa chọn con giống, chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh, việc chăn nuôi thuận lợi, cho hiệu quả kinh tế cao. Trừ chi phí, từ chăn nuôi, trồng trọt, mỗi năm thu nhập hơn 60 triệu đồng.

Kinh tế ổn định và chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, ông Di mạnh dạn hơn trong công tác chỉ đạo các công việc của bản. Ngoài tổ chức họp bản, ông thường xuyên nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của bà con cùng cấp ủy, chi bộ bàn thảo, thống nhất giải pháp triển khai phát triển kinh tế trong điều kiện diện tích đất sản xuất ít, trình độ canh tác của bà con chưa cao. Từ đó, tuyên truyền, vận động, khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa; thâm canh tăng vụ nhằm tăng thu nhập.

Ngoài ra, ông tích cực chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn bà con xây dựng kinh tế gia đình, từ đó góp phần quan trọng vào sự thay đổi cách nghĩ, cách làm của bà con. Một số hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực lao động, nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo. 

Hàng năm, ông Phê A Di tham gia đầy đủ các lớp tập huấn từ cấp xã đến tỉnh mở cho người có uy tín và tuyên truyền xuống tận người dân, nhất là các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực vùng sâu, vùng xa để người dân nắm được. Đồng thời vận động nhân dân thực hiện, tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Nhờ đó đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong bản ngày càng được nâng lên. 

Bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn phát triển kinh tế, ông Phê A Di còn vận động bà con xóa bỏ tập tục lạc hậu như: không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và đặc biệt không sinh quá nhiều con, chỉ nên dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. So với trước đây, tình trạng này đã giảm nhiều. 

Thời gian tới, ông Di cho biết sẽ phối hợp với cán bộ xã tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh để có thu nhập cao, ổn định; xây dựng gia đình, làng bản văn hóa. Bên cạnh đó, ông rất mong các cấp chính quyền xã, thành phố, tỉnh quan tâm sửa chữa, nâng cấp hoặc làm mới tuyến đường nội bản để bà con đi lại thuận tiện hơn.

Bằng tinh thần trách nhiệm với công việc, ông Di đã góp phần cùng chính quyền địa phương từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong bản thời gian qua giảm rõ rệt, hiện trong tổng số 56 hộ, Tả Chải còn 14 hộ nghèo.

Thanh Minh

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.