Lạc Thủy: Hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo, giúp người dân tiếp cận nguồn thông tin hữu ích phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Cứ đều đặn 5h30 sáng và 17h chiều hàng ngày, ông Nguyễn Văn Tùng ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình lại nghe chương trình phát thanh của huyện phản ánh những câu chuyện, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương giúp gia đình ông nắm được nhiều thông tin bổ ích. 

Không chỉ thông tin kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chiếc loa phát thanh còn truyền tải thông tin về những tấm gương người tốt - việc tốt, mô hình làm kinh tế giỏi của huyện, của tỉnh. Qua đó giúp ông khám phá, tìm hiểu, tham quan mô hình và mạnh dạn áp dụng phát triển kinh tế gia đình mình.

Bởi thế, năm vừa qua, gia đình ông Tùng được biết đến là hộ làm kinh tế giỏi với mô hình chăn nuôi gà và trồng cây ăn quả có múi nổi tiếng ở xã Phú Thành được nhiều người dân tìm đến tham quan, học hỏi.

Chiếc loa phát thanh truyền tải thông tin về các tấm gương người tốt - việc tốt, mô hình làm kinh tế giỏi đến người dân Lạc Thuỷ.

Thực hiện Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin, thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình đã sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức thông tin, tuyên truyền như qua Cổng thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh, pa nô, áp phích, lồng ghép các hội nghị… 

Đồng thời phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt cơ sở trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo. Từ đó nâng cao nhận thức, khơi dậy ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong công tác giảm nghèo.

Năm 2022, huyện Lạc Thủy được phân bổ trên 17 triệu đồng thực hiện tiểu dự án, đến nay đã giải ngân đạt 100%. Huyện xây dựng 325 đĩa tuyên truyền với 13 nội dung cụ thể phát cho các xã, thị trấn để tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã và tuyên truyền 2 đợt lưu động. 

Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể cũng chủ động đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, phối hợp triển khai, thực hiện. 

Huyện cũng phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nòng cốt cơ sở làm cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, giúp người dân học tập và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, xóa nghèo bền vững.

Chính quyền cơ sở từ huyện đến xã, thôn, khu dân cư sâu sát trong việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo để thực hiện chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, thời gian qua không có phản ánh sai sót về đối tượng thụ hưởng chính sách.

Nhờ sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, địa phương và toàn xã hội trong thực hiện công tác giảm nghèo đã góp phần cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người nghèo, hộ nghèo. Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 10%. 

Dù Chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện tốt, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin, huyện Lạc Thủy cũng đối mặt với một số thách thức như việc bố trí vốn còn ít, không đủ đáp ứng thực hiện các nội dung theo quy định...

Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện đề ra mục tiêu 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã được tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; bảo đảm 100% hộ dân trên địa bàn được tiếp cận, cung cấp thông tin thiết yếu về kinh nghiệm sản xuất. Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, dịch vụ truy cập Internet để tiếp cận thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và thanh toán trực tuyến. Năm 2023, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 7,5%.

Ông Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho hay, thực hiện mục tiêu này, thời gian tới, huyện tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát chương trình, các dự án hỗ trợ giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Tăng cường cơ sở vật chất và nội dung cho hoạt động của đài truyền thanh cơ sở, nhất là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh doanh. Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững.

Thuý Vy

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.