Lào Cai tăng cường truyền thanh thông minh giúp người dân giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh ứng dụng truyền thanh thông minh giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai các chính sách giảm nghèo bền vững và giúp người nghèo, cận nghèo nắm được thông tin, học hỏi các gương sáng vươn lên thoát nghèo.

Là tỉnh miền núi, biên giới với trên 66% đồng bào dân tộc thiểu số, có 4/9 huyện nghèo, thời gian qua,  tỉnh Lào Cai đã quan tâm đầu tư về dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin cho người dân gắn với thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số.

Với mong muốn người dân ở đâu, thông tin ở đó, năm 2018, thị xã Sa Pa đã tiên phong đưa vào triển khai hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng công nghệ IP 4.0 để truyền và nhận thông tin qua mạng Internet nhờ sóng 3G, 4G. Đây là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong lĩnh vực truyền thanh cơ sở, đặc biệt đối với các thôn, bản vùng sâu, vùng xa.

Một người dân ở thị xã Sa Pa cho hay, thay vì thông qua sóng FM như trước đây, việc truyền thanh IP nhờ sóng 3G, 4G không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Dù địa bàn xa xôi, hẻo lánh, chỉ cần có sóng di động, có điện là người dân có thể nghe được các thông tin mà tỉnh, huyện phát về.

Được biết, thị xã Sa Pa hiện có 6/16 xã, phường (gồm Fansipan, Sa Pả, Ô Quý Hồ, Trung Chải, Thanh Bình và Mường Hoa) đã ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông đối với hệ thống truyền thanh ở cơ sở. Qua triển khai, những tồn tại trong việc đưa thông tin về cơ sở được khắc phục, gia tăng hiệu quả công tác tuyên truyền.

Truyền thanh IP không tốn kém chi phí lớn để trang bị máy phát sóng, cột ăng-ten, quỹ đất để lắp đặt cột ăng-ten. Việc phát sóng chỉ bằng các thao tác vận hành đơn giản ở phần mềm được cài đặt trên máy vi tính, điện thoại di động, sẽ giải quyết triệt để bài toán về cảnh quan đô thị và hiện đại hóa trong thực hiện các giải pháp của đô thị thông minh.

Bát Xát là huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, thôn bản nằm cách xa nhau nên gặp khó khăn, thách thức trong hoạt động thu, phát sóng phát thanh. Chất lượng nhận sóng kém, tiếng rè, nhiễu khiến người dân, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số khó nắm bắt thông tin tuyên truyền quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương.

Nhằm khắc phục vùng "lõm sóng" mà sóng FM không vươn tới được, năm 2019, huyện Bát Xát triển khai lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (truyền thanh IP) trên nền tảng Internet để truyền tín hiệu từ trung tâm tới 21 xã, thị trấn và phát lại ở các cụm loa thôn, bản. Sau một thời gian triển khai, hệ thống truyền thanh mới đã nhận được sự đánh giá tích cực của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng xa.

Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Bát Xát chia sẻ, với công nghệ này, dù phát sóng ở tỉnh hay huyện thì ở xã cũng sẽ bắt được sóng để truyền thanh tới tận thôn, bản.

Địa bàn Lào Cai hiện có 7 đài truyền thanh với 110 cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Hệ thống thông tin cơ sở được quan tâm đầu tư, xây dựng, từng bước đáp ứng yêu cầu thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực giảm nghèo về thông tin trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Tính đến tháng 6/2023, việc thực hiện Chỉ tiêu chiều thiếu hụt về thông tin trong các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của Lào Cai đạt khoảng 96,7% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet (đạt 125,6% mục tiêu năm 2023). Có 91,8% các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông (đạt 98,7% mục tiêu năm 2023) .

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, thời gian tới, tỉnh Lào Cai xác định tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. 

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin giúp người nghèo, hộ nghèo và cận nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp thoát nghèo bền vững.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và chính sách về giảm nghèo bền vững nói riêng đến mọi tầng lớp nhân dân. Sử dụng đa dạng hình thức tuyên truyền đến tận cơ sở; đảm bảo nội dung thông tin tuyên truyền phong phú, đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của người dân.

Hải Minh

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.