Tín dụng chính sánh góp phần giảm hộ nghèo ở Kon Tum

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã đến đúng đối tượng được hưởng thụ, giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, có việc làm ổn định, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kon Tum đã phối hợp với tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác rà soát, làm thủ tục cho hàng trăm ngàn hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, cải tạo vườn đồi kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, cải tiến phương thức nuôi, trồng cho hiệu quả tốt, xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch phù hợp, giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, hàng ngàn lao động có việc làmổn định, góp phần đáng kể cho việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 

W-a1-dak-ang-ngoc-hoi-0444-1.jpg
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).
W-a2-dak-ang-ngoc-hoi-0457-1.jpg
Hiện toàn tỉnh có 102 điểm giao dịch xã với 1.677 tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó có 1.364 tổ không có nợ quá hạn. Một buổi giao dịch cho vay tạiđiểm giao dịch xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). 
W-a3-dak-ang-ngoc-hoi-0464-1.jpg
Tính đến tháng 10/2019, tổng dư nợ đạt hơn 2.584 tỷ đồng với hơn 64 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó dư nợ qua Hội Phụ nữ là 1.053 tỷ đồng; qua Hội Nông dân là 754 tỷ đồng; qua Đoàn Thanh niên là 475 tỷ đồng; qua Hội Cựu chiến binh là 298 tỷ đồng.
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). 
W-a4-a-bring-dt-xe-dang-0594-1.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc làm, gia đình anh A Bring, dân tộc Xê Đăng, ở thôn Long Dôn, xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi có điều kiện cải tạo vườn đồi mở rộng diện tích trồng cây cao su và cà phê, gia đình có việc làm và thu nhập ổn định. 
W-a5-a-bring-dt-xe-dang-0578-1.jpg
 Anh A Bring thường cạo mủ cao su vào sáng sớm, sau đó chăm sóc vườn cà phê của gia đình.
W-a6-a-sup-dt-xe-dang-0615-1.jpg
Gia đình anh A Súp, dân tộc Xê Đăng ở xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi được vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư đường ống lấy nước, bể chứa nước  và làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, đời sống từng bước được nâng cao. 
W-a7-y-huy-dt-xe-dang-0683-1.jpg
Gia đình chị Y Huy, dân tộc Xê Đăng ở thôn Tê Pen, xã Văn Lem, huyện Đắk Tô (Kon Tum) vay 50 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm và 50 triệu chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Chị đầu tư chuồng trại nuôi lợn và bò sinh sản, hiện gia đình có hàng chục con bò và hàng trăm con lợn.
W-a8-y-huy-dt-xe-dang-0662-1.jpg
Gia đình chị Y Huy được đánh giá là hộ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi.
W-a9-ng-thi-lac-tp-k-tum-0865-1.jpg
Gia đình chị Nguyễn Thị Lạc ở tổ 2, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum vay 50 triệu chương trình hộ thoát nghèo đầu tư cải tạo vườn tạp sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.
W-a10-ph-thong-nhat-k-tum-0825-1.jpg
Hộ nghèo, gia đình chính sách làm thủ tục vay vốn tạiđiểm giao dịch phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum.
W-a11-htx-ngoc-dong-0705-1.jpg
Nhờ chương trình cho vay nhóm hộ, hợp tác xã Rạng Đông ở thị trấn Đắk Tô, tỉnh Kon Tum có điều kiện mở rộng nhà xưởng chế biến cà phê, măng khô và cây dược liệu, tạo việc làm cho 10 đến 15 lao động và thu mua sản phẩm của nhiều hộ dân trong khu vực.
W-a12-htx-ngoc-dong-0695-1.jpg
Nhờ chương trình cho vay nhóm hộ, hợp tác xã Rạng Đông ở thị trấn Đắk Tô, tỉnh Kon Tum có điều kiện mở rộng nhà xưởng chế biến cà phê, măng khô và cây dược liệu, tạo việc làm cho 10 đến 15 lao động và thu mua sản phẩm của nhiều hộ dân trong khu vực.
W-a13-htx-ngoc-dong-0732-2.jpg
Thành phẩm của HTX Rạng Đông.
W-a14-htx-ngoc-dong-0820-1.jpg
Nhiều hộ gia đình ở huyện Đắk Tô được vay vốn ưu đãi đầu tư trồng, chăm sóc cây cà phê cho hiệu quả kinh tế cao.

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.