Huyện Đức Hòa (Long An):

Tập trung giải quyết việc làm, ưu tiên mô hình kinh tế hay để giảm nghèo

Tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, hộ nghèo, cận nghèo giảm qua từng năm, đặc biệt, không còn gia đình chính sách, người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo.

Huyện Đức Hòa nằm ở phía bắc tỉnh Long An. Những năm qua, chăm lo cuộc sống của người dân, nhất là các hộ nghèo, khó khăn, huyện chỉ đạo các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, xã, thị trấn tập trung thực hiện công tác đào tạo, giải quyết việc làm, ưu tiên những mô hình kinh tế hay, hiệu quả, phù hợp với thực tế...

Nhờ đó, nhiều gia đình có điều kiện cải thiện thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống; hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm qua từng năm, đặc biệt, không còn gia đình chính sách, người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo.

Vốn tín dụng chính sách được huyện phát huy tốt vai trò. Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện triển khai, thực hiện khá hiệu quả.

Nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã kịp thời hỗ trợ thiết thực cho nhiều hộ gia đình vượt qua khó khăn, cải thiện thu nhập, vươn lên trong cuộc sống. Tổng nguồn vốn của chương trình cho vay giải quyết việc làm tại địa phương trên 55 tỉ đồng, tăng hơn 26 tỉ đồng so với cuối năm 2021.

Huyện Đức Hòa nằm ở phía bắc tỉnh Long An

Phát huy vai trò các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc

Đóng góp vào công tác giảm nghèo của huyện không thể không kể đến vai trò của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, như Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ...

Hội Cựu chiến binh huyện Đức Hòa thường xuyên quan tâm công tác chăm lo đời sống hội viên, nhất là những hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hội thực hiện nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế như 10+1, 5+1, 3+1 (mô hình liên chi để 10 hộ khá, giàu giúp đỡ 1 hộ nghèo; 5 hộ khá, giàu giúp đỡ 1 hộ cận nghèo;...).

Bên cạnh đó, Hội Cựu chiến binh huyện phối hợp các đơn vị tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,... giúp hội viên lựa chọn mô hình phù hợp với gia đình trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, Hội bảo lãnh các hội viên vay vốn ưu đãi, góp vốn xoay vòng, quỹ hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn,... Từ đó, nhiều hội viên, cựu chiến binh cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Hội Cựu chiến binh huyện có 1 Câu lạc bộ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi; 1 Công ty Cổ phần Nghĩa Tình Đồng Đội. Thông qua đó, không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ, giải quyết việc làm cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, nghĩa tình đồng đội.

Tích cực phát huy vai trò của mình, nhiều năm nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện Đức Hòa trở thành chỗ dựa của nhiều gia đình hội viên, nhất là những hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Hội duy trì và phát huy hiệu quả một số mô hình như hỗ trợ vay vốn, đồng vốn nghĩa tình, đào tạo nghề, hỗ trợ phương tiện sinh kế. Từ đó, cuộc sống của hội viên được cải thiện, nhiều gia đình có điều kiện vượt khó, vươn lên, ổn định thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tiếp tục duy trì các mô hình, thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên vươn lên; khảo sát, chọn đúng đối tượng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ sinh kế từ nguồn tiết kiệm do hội viên đóng góp; quản lý tốt các tổ hợp tác từ nguồn vốn hỗ trợ;... để hội viên có việc làm, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Box: Trong 20 năm qua, việc tổ chức triển khai tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện Đức Hòa được thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ ủy thác cho vay qua 4 tổ chức chính trị - xã hội của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện là gần 341,9 tỷ đồng với 10.740 khách hàng đang vay vốn, chiếm tỷ trọng 88% trên tổng dư nợ tín dụng chính sách đang triển khai tại đơn vị.

Toàn huyện có 236 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả tại 96 ấp, khu phố trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội. Tổng nguồn vốn hoạt động tại Ngân hàng CSXH huyện đạt trên 388,5 tỷ đồng tăng gấp 37,89 lần so với thời điểm đi vào hoạt động.

Trong 20 năm qua, huyện đã tập trung nguồn lực tín dụng qua Ngân hàng CSXH cho vay các chương trình đạt gần 943 tỷ đồng với 56.226 lượt khách hàng vay vốn. Các chương trình cho vay chủ yếu gồm vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, còn có các chương trình cho vay như người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 và QĐ 33, học sinh sinh viên mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ trực tuyến, cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do COVID-19.

Xuân Ngọc, Ngọc Trang, Bích Hạnh

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.