Phát huy tinh thần tự lực tự cường, người dân Sùng Phài vươn lên thoát nghèo

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đang là động lực về mọi mặt cho bà con xã Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xóa nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mấy năm về trước, nhiều người ái ngại khi đến xã rẻo cao Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu với những con đường chật hẹp, lởm chởm đất đá... Nhưng nay trở lại, nông thôn miền núi Sùng Phài đổi thay toàn diện.

Các trục đường đến trung tâm các thôn, bản đã được nắn thẳng, đổ bê tông phẳng lỳ, phương tiện giao thông ra vào dễ dàng. Các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng khang trang. Đặc biệt, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả đang là động lực về mọi mặt cho bà con về xóa nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo ông Phàn Phủ Sang ở bản Cư Nhạ La, xã Sùng Phài, trước đây, ông định cư ở bản Sín Chải. Do tích cực khai hoang ruộng đất, trồng ngô cấy lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình ông cũng có đồng ra đồng vào. Khi điều kiện kinh tế ổn định, có tiền tiết kiệm, ông mua đất và chuyển ra trung tâm xã dựng nhà ở, mở dịch vụ xay xát thóc, chuyên chăn nuôi lợn giống địa phương theo hướng hàng hóa.

Trong chuồng lợn nhà ông Phái lúc nào cũng có từ 20 đến 40 con lợn đen. Với hơn 1 ha ruộng nước, mỗi năm gia đình ông thu khoảng 5 tấn thóc (giống séng cù là chủ đạo), cùng với 4.500m2 chè, mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu về hơn 80 triệu đồng. Có vốn ông lại đầu tư mua xe tải hạng nhỏ để đưa nông sản về chợ bán hoặc bán cho các nhà máy chè đứng chân trên địa bàn xã, thu lợi nhuận cao hơn. 

Ông kể, có được ngày hôm nay không chỉ có sự nỗ lực của gia đình mà còn nhờ cán bộ xã đã luôn đồng hành, giúp đỡ từ định hướng phát triển kinh tế, đến tạo điều kiện để ông tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt. Hội Nông dân xã cũng đứng ra tín chấp giúp vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh huyện để phát triển kinh tế.

Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho người dân Sùng Phài.

Được biết, Sùng Phài hiện có 8 bản, với 2 dân tộc Mông, Dao cùng sinh sống. Trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm 66%. Người dân trong xã sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. 

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ những nguồn vốn của các chương trình, chính sách dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đến nay điện, đường, trường, trạm ở xã được xây dựng khá khang trang, đồng bộ. Bà con phần lớn đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi để tăng thu nhập, đời sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện về mọi mặt.

Để có được kết quả đó, Đảng ủy xã Sùng Phài đã có nhiều buổi họp bàn, tìm hướng phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương. 

Theo đó, xác định chè là một trong những cây trồng chủ lực, cùng với triển khai công tác rà soát, quy hoạch, xã đã chỉ đạo nhân dân tận dụng các diện tích đất đồi thoải, vườn tạp… chuyển sang trồng chè. Tổ chức liên kết với các doanh nghiệp trồng, chế biến chè đứng chân trên địa bàn thu mua chè thương phẩm cho người dân, đảm bảo quyền lợi và đầu ra ổn định, tránh bị tư thương ép giá. 

Với hướng đi phù hợp, hiệu quả nên người dân trong xã hăng hái tham gia mở rộng diện tích. Đến nay, toàn xã có 236,3ha, năng suất đạt trên 7 tấn/ha. Tập trung thâm canh tăng năng suất cây chè, xã hiện đang duy trì 122ha chè sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, đem lại giá trị kinh tế cao. Xã đã tổ chức khảo sát và chỉ đạo bà con chuẩn bị các điều kiện trồng cây mắc ca xen chè với diện tích 22ha (hiện đã trồng được 3,9ha) nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. 

Cùng với mở rộng diện tích chè, cấp ủy, chính quyền xã cũng vận động nhân dân tích cực mở rộng diện tích trồng ngô, lúa với tổng diện tích 510,4ha. Nhờ đưa giống mới vào sản xuất nên năng suất lúa trung bình đạt 5,2 tấn/ha, ngô đạt 3,7 tấn/ha. 

Ngoài ra, xã cũng vận động bà con phát triển các loại cây trồng khác, như lạc, mía, đậu tương, cây ăn quả... với hơn 80ha. Chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc như: lợn, trâu, ngựa... Tổng đàn gia súc của xã đạt trên 2.760 con, gia cầm 5.062 con. 

Giúp nhân dân có vốn sản xuất, xã đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh huyện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đứng ra tín chấp vốn vay cho bà con phát triển kinh tế. Đến nay, tổng dư nợ của xã đạt 8,7 tỷ đồng với 294 lượt hộ được vay vốn. 

Xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước để tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, xã Sùng Phài đã chủ động trong việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch đất đai, quy hoạch sản xuất phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Nhờ đó, các công trình cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư như: cải tạo hệ thống lưới điện, làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng; thủy lợi, trường lớp học, nhà văn hóa bản... Sau khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã.

Đặc biệt, đối với đường giao thông nông thôn đã giúp người dân đi lại thuận tiện; trường lớp học xây dựng khang trang tạo môi trường học tập tốt; điện, nước sinh hoạt phục vụ dân sinh... Qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường, đời sống của nhân dân.

Bà Sùng Thị Dẻ, Chủ tịch UBND xã Sùng Phài chia sẻ, nhờ tích hợp các chương trình, chính sách đầu tư vào xã nên đời sống của đồng bào đã được nâng lên một bước, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, thuận tiện. Việc gắn quyền lợi của bà con vào việc tham gia các chương trình, dự án đã đem lại hiệu quả cao. Phát huy vai trò tự lực, tự cường của nhân dân để vươn lên thoát nghèo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm xuống còn 10,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm.

Vĩnh Sang và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.