“Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023”:

Nuôi gà lai chọi thả vườn thu hàng tỷ đồng mỗi năm

Là một trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, anh Nguyễn Hữu Quý (Bắc Giang) mạnh dạn ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào chăn nuôi đã thành công với mô hình Chăn nuôi gà lai chọi thả vườn thương phẩm, cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với sự cố gắng, nỗ lực của mình, anh Nguyễn Hữu Quý (sinh năm 1977, thôn Ngò 2, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023” đối với nội dung nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nổi tiếng với thương hiệu “Gà đồi Yên Thế”, anh Quý đã từng trải qua nhiều công việc nhưng đều không giúp cuộc sống gia đình khấm khá lên.

Nhận thấy ở quê đất rộng thích hợp với việc chăn nuôi, cùng với đó có nhiều gia đình giàu lên từ nuôi gà nên anh quyết định đầu tư vào con vật này với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hội viên, nông dân và con em hộ viên, nông dân trong địa bàn thôn từ 8 - 14 lao động cho thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/tháng và hằng năm hỗ trợ giống, vốn cho từ 7– 9 hộ nghèo khó khăn.

W-nuoi-ga-choi-bg-1-1.jpg
Năm 2007, anh bắt tay vào xây dựng trang trại nuôi gà ở thôn Ngò 2 và mua thêm đất đồi của các hộ xung quanh, nâng tổng diện tích chăn nuôi lên 5,4 ha. Trang trại gà nằm trên đồi, xung quanh là keo, bạch đàn tạo không gian thoáng mát cho gà sinh trưởng. 
W-nuoi-ga-choi-bg-2-1.jpg
Anh Quý tận dụng được chất thải từ trang trại để bón cho cây trồng. Đến nay, trang trại của gia đình anh mỗi năm xuất bán khoảng từ 40 - 50 nghìn con gà, với doanh thu hàng tỷ đồng. Riêng năm 2022, doanh thu của anh đạt 8,7 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận mang lại khoảng 2,4 tỷ đồng.
W-nuoi-ga-choi-bg-3-1.jpg
Quá trình chăn nuôi được thực hiện nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến chăm sóc, mỗi giai đoạn sinh trưởng lại có cách chăm sóc khác nhau, nên việc theo dõi gà phải thường xuyên từng ngày, thậm chí nếu thời tiết thay đổi phải theo dõi từng giờ. 
W-nuoi-ga-choi-bg-4-1.jpg
Những việc như cấp nước, chọn thức ăn, mua vaccine, pha chế thuốc đều do vợ chồng anh trực tiếp làm. Để đảm bảo mọi công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, anh Quý cẩn thận ghi lại tất cả giai đoạn vào sổ để tránh xảy ra nhầm lẫn hay sai sót.
W-nuoi-ga-choi-bg-5-1.jpg
Sản phẩm chăn nuôi hiện tại có 40% phục vụ cho tiêu thụ nội tỉnh, xuất bán 60% ra các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn....
W-nuoi-ga-choi-bg-6-1.jpg
Chuồng trại được thiết kế thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và luôn vệ sinh sạch sẽ. 
W-nuoi-ga-choi-bg-7-4.jpg
 Anh Quý cho biết, cũng nhiều lần vợ chồng anh mất ăn, mất ngủ vì thời tiết thay đổi thất thường khiến đàn gà bị bệnh. Nhờ chủ động được kĩ thuật cùng tiêm phòng đầy đủ nên thiệt hại không đáng kể.
W-nuoi-ga-choi-bg-8-1.jpg
Anh Quý áp dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi; sử dụng hệ thống cho ăn, uống nước tự động. Cùng đó, chất thải từ chăn nuôi gà luôn được anh dọn dẹp, thu gom, xử lý, không để thải ra môi trường. 
W-nuoi-ga-choi-bg-9-1.jpg

Gà thương phẩm của trang trại gia đình anh luôn có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được thương lái ở Hà Nội và các chợ đầu mối về tận nơi đặt mua.

W-nuoi-ga-choi-bg-10-1.jpg
Để cùng nhau phát triển chăn nuôi bền vững, năm 2019, anh cùng một số hộ gia đình trong thôn Ngò 2 đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà gồm 12 thành viên. Với vai trò làm Tổ trưởng, hàng năm mô hình của anh đón tiếp từ 10-20 đoàn khách đến thăm quan; đồng thời anh tư vấn, hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật cho các hộ trong thôn, xã và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người đến thăm quan mô hình. 
W-nuoi-ga-choi-bg-11-1.jpg
Anh Quý vẫn hàng năm cải tạo, mở rộng chuồng trại phát triển đàn gà lai chọi. Chia sẻ về danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023, anh Quý cho biết: Đây là niềm vui, vinh dự cũng như tự hào đối với anh và gia đình, chính là sự ghi nhận cả quá trình lao động vất vả để đạt được thành quả như hôm nay. 
W-nuoi-ga-choi-bg-12-1.jpg
Ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nhận xét: Nuôi gà lai chọi thả vườn của gia đình anh Quý là mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu trên địa bàn huyện Yên Thế và tỉnh Bắc Giang. 

Xuân Quý, Thu Hằng và nhóm PV

Hải Phòng chuyển đổi 3.000ha đất lúa kém hiệu quả sang thành vùng trồng cây trồng ăn quả

Nhằm nỗ lực phát triển kinh tế bền vững, Hải Phòng đã chuyển đổi gần 3.000ha đất lúa kém hiệu quả ở 1 số quận, huyện sang sản xuất thành vùng với các loại cây trồng khác phù hợp cho năng suất, giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Hà Nam thúc đẩy khuyến nông phát triển kinh tế nông nghiệp thay đổi bộ mặt nông thôn

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng, đào tạo kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nam Định tăng nuôi trồng, giảm khai thác thuỷ sản, phát triển NTM bền vững

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là chiến lược lâu dài của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 48/NQ-CP, Nam Định bám sát thực hiện đúng hướng Nghị định nêu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giảm nghèo bền vững

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững.