Xóa đói giảm nghèo ở bản miền núi Nguyên Bình nhờ cây trúc sào
Nguyên Bình là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên hơn 841.000m2, trong đó có trên 67.000ha đất lâm nghiệp.
Những năm qua, thực hiện Chương trình phát triển sản xuất hàng hóa Nông lâm nghiệp, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện tăng cường trồng và phát triển mạnh về sản xuất lâm nghiệp.
Tận dụng và phát huy thế mạnh sẵn có, việc triển khai trồng và mở rộng, phát triển diện tích cây Trúc sào được bà con các dân tộc tại huyện Nguyên Bình hưởng ứng.
Đây là loại cây được coi như xương sống, trục đỡ chính trong phát triển nông nghiệp của huyện.
Tại huyện Nguyên Bình, hiện có 16/17 xã, thị trấn có trồng cây Trúc sào, với tổng diện tích hiện có trên 2.300 ha, diện tích đang cho khai thác ổn định đạt trên 1.900 ha, trong đó vùng tập trung lớn nhất là tại xã Ca Thành.
Trúc sào tại Nguyên Bình nổi tiếng với đặc điểm thân thẳng, to, tròn đều, dẻo, dễ uốn, rất được ưa chuộng. Năm 2019, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho cây trúc sào và chiếu trúc tỉnh Cao Bằng.
Sản phẩm trúc sào Nguyên Bình đã được tiêu thụ khắp cả nước, xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…. nhờ đó, đã góp phần đáng kể vào công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Quang Thậm, Mạnh Tuấn, Mai Hương và nhóm PV