Đời sống người dân Cao Phạ khởi sắc nhờ chuyển đổi sang làm du lịch

Là một trong điểm bay dù lượn đẹp nhất Việt Nam cũng như trên thế giới, đèo Khau Phạ đón hàng chục nghìn du khách mỗi năm và cũng nhờ đó thu nhập của người dân bản địa tăng đáng kể.

Lễ hội dù lượn thường được tổ chức mỗi năm 2 lần tại xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Lễ hội diễn ra vào mùa nước đổ khi các tầng ruộng bậc thang đang lên nước cho mùa mới và vào mùa lúa chín nhuộm vàng thung lũng Lìm Mông. Đây cũng là thời điểm bận rộn của những Homestay, những người hành nghề chở khách bằng xe máy, những người bán sản vật của địa phương...

Được biết đến là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên với tiềm năng và rất nhiều lợi thế phát triển du lịch, Mù Cang Chải đang nhận được nhiều quan tâm và kỳ vọng phát triển, trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng núi phía Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân thoát nghèo. Với quyết tâm xây dựng thành huyện du lịch - là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện", Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2025 cơ bản sẽ không còn là huyện nghèo.

Nằm trên trục quốc lộ 32, đèo Khau Phạ, nằm giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải, Yên Bái là một con đèo dài, quanh co và đẹp nhất được chọn thực hiện môn thể thao mạo hiểm dù lượn. 
Những thửa ruộng bậc thang vào mùa gặt nhuộm vàng thung lũng Lìm Mông. Địa điểm này được giới phi công đánh giá là 1 trong 4 điểm bay đẹp trên cả nước và là một trong những điểm bay đẹp nhất của thế giới.
Mỗi chuyến bay kéo dài chừng 15 đến 20 phút tùy điều kiện thời tiết du khách phải trả 2 triệu 500 nghìn đồng vào các ngày cuối tuần và 2 triệu 100 nghìn đồng vào những ngày khác. Dịp cao điểm lễ hội, do lượng khách có nhu cầu bay rất đông nên thường du khách phải đặt trước nếu không muốn chờ đợi lâu.
Du khách được dùng thiết bị chụp ảnh của ban tổ chức để tự chụp lưu lại hình ảnh tuyệt đẹp của các thửa ruộng bậc thang bên dưới vàng rực.
Nếu may mắn gặp thời tiết thuận lợi, du khách sẽ được thưởng thức cảnh đẹp kỳ vĩ không tưởng của mây trời, núi rừng Tây Bắc.
Bãi đáp của những chuyến bay dù lượn cũng là nơi tập kết, phơi lúa sau khi gặt.
Lễ hội dù lượn lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015 và duy trì đến nay đã giúp nhiều bà con dân tộc Thái, Mông sống trên địa bàn thoát nghèo và thậm chí làm giàu trên chính quê hương. Những năm gần đây đã không còn cảnh tuốt lúa thủ công chủ yếu dùng sức người như trước kia nữa.
Festival dù lượn Khau Phạ trở thành thương hiệu riêng hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với vùng cao Mù Cang Chải. Năm nay, Festival dù lượn Khau Phạ thu hút 100 phi công trong nước và quốc tế tham gia.
Mỗi dịp lễ hội, 25 tài xế xe ôm người dân tộc Mông, Thái ở xã Cao Phạ lại tất bật đưa đón phi công, du khách từ bãi đáp trở lại đỉnh đèo Khau Phạ. Ngày thường mỗi tài xế xe ôm chạy 5, 6 chuyến, ngày cuối tuần từ 10 đến 12 lượt với giá 70 nghìn đồng/chuyến cho du khách và 80 nghìn đồng đối với phi công do phải chở thêm dù lượn.
Những tài xế xe ôm thường giúp thu gấp dù cho phi công trước khi đưa trở lại điểm xuất phát trên đỉnh đèo Khau Phạ cách bãi đáp chừng 15 km. Anh Lường Văn Quý, người dân tộc Thái là tổ trưởng tổ xe ôm (người đội mũ vải bên trái) cho biết đội tài xế xe ôm hầu hết chỉ làm thời vụ các dịp Lễ hội dù lượn được tổ chức, thời gian còn lại người thì làm nông, người đi làm công nhân ở các khu công nghiệp.
Một Youtuber từ TP Hồ Chí Minh đang giới thiệu Homestay Quyết - Đoản nằm ở bản Tà Sung, xã Cao Phạ, cùng với homestay Quân - Pỏm và homestay Kiên - Pành, homestay Quyết - Đoản là một trong các homestay đầu tiên ở Cao Phạ, tại đây có 20 đệm, phục vụ tối đa 30 khách/lượt bao gồm cả ăn, ngủ.
Anh Lù Văn Quyết, chủ nhân homestay Quyết - Đoản trải lòng về những ngày gian khó xưa kia của vợ chồng anh " trước 2 vợ chồng chủ yếu làm nông, thu nhập thấp, cuộc sống bấp bênh, phải đi làm thuê hàng ngày ở các xã lân cận mà vẫn không đủ ăn, từ ngày làm homestay thu nhập khá lên nhiều. Anh cho biết từ tháng 5 năm nay nhà anh đón khoảng 300 khách, mỗi tháng 50-60 người với giá 150 nghìn đồng/người một ngày đêm". 
Hiện nay trên toàn xã Cao Phạ đã có 16 homestay đang hoạt động luôn kín khách dịp Lễ hội dù lượn này. Kiến trúc sư Trần Nhã cùng nhóm bạn sống ở TP Hồ Chí Minh sau chuyến đi dài bằng xe máy qua các địa điểm du lịch Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) đã phải cẩn thận đặt chỗ online tại homestay Quân - Pỏm (Tà Sung, Cao Phạ) trước đó mấy ngày.
Du khách hào hứng trước cánh đồng lúa nằm kế homestay Quyết - Đoản.
Dòng suối trong mát uốn lượn quanh thung lũng Lìm Mông rất hấp dẫn du khách.
Được biết đến là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Yên Bái, tuy nhiên với tiềm năng và rất nhiều lợi thế phát triển du lịch, Mù Cang Chải đang nhận được nhiều quan tâm và kỳ vọng phát triển, trở thành trung tâm du lịch lớn của vùng núi phía Bắc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp người dân thoát nghèo. 

Ngân Phương, Anh Dũng, Quyết Thắng, Linh Trang, Văn Lợi 

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

NTM Hải Dương: Ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tại tỉnh Hải Dương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp đã cho những sản phẩm có giá trị cao.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.