Người bảo tồn văn hoá và phát triển nghề truyền thống giúp dân thoát nghèo

Bà Vi Thị Hồng ở bản Nưa đã giúp nhiều phụ nữ thay đổi nhân thức, vươn lên làm kinh tế giỏi nhờ phát huy những giá trị truyền thống vốn có ở địa phương.

Bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An là bản định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tạ Bó. Nhiều năm qua, người dân bản Nưa đã không ngừng cố gắng, nỗ lực bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương, góp phần thay đổi nhận thức, chăm lo xây dựng phát triển đời sống kinh tế.

Bà Vi Thị Hồng, 76 tuổi ở bản Nưa là một trong những người tiên phong lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái cho thế hệ trẻ ngày nay.

Năm 1994, sau khi nghỉ hưu, bà Hồng tích cực tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi của bản và biểu diễn các làn điệu dân ca của dân tộc mình thông qua các buổi sinh hoạt. Đây cũng chính là thời gian bà được thỏa niềm đam mê khi tham gia Câu lạc bộ dân ca Thái của bản, của xã rồi cùng các thành viên trong câu lạc bộ tập luyện để đi biểu diễn ở các hội thi do xã, huyện tổ chức.

Với sự đóng góp của bà, bản Nưa luôn dành được giải cao tại các hội thi hát, biểu diễn dân ca Thái. Đặc biệt, không chỉ hát, bà còn tự mình sưu tầm, sáng tác, viết lại lời mới cho các làn điệu dân ca Thái. Các bài hát lăm, nhuôn, suối được bà biến tấu linh hoạt, ca ngợi bản làng đổi mới, tình cảm của người thân, bạn bè, làng xóm. 

Bà Hồng cho hay, bản thân rất lo lắng nếu sau này con cháu không còn biết hát các làn điệu dân ca Thái thì truyền thống của cha ông sẽ mai một và mất đi. Vì vậy, để lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình, bằng niềm đam mê, tâm huyết, bà tổ chức các buổi dạy dân ca cho các cháu nhỏ trong bản.

Cứ thế, những làn điệu dân ca Thái như hát suối, lăm, nhuôn... được lấy cảm hứng từ đời sống lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân và những câu chuyện về các anh hùng trong truyền thuyết của đồng bào vào mỗi cuối tuần lại vang lên ngọt ngào trong ngôi nhà nhỏ của bà Hồng và của những người dân bản Nưa.

Với tinh thần, sự đam mê tâm huyết, bà Vi Thị Hồng đã giúp cho giới trẻ dần hứng thú hơn với việc học những làn điệu dân ca truyền thống; từ đó, thay đổi nếp nghĩ, nếp làm và nhận thức.

Bà Hồng (ngoài cùng bên phải) đan lát thổ cẩm cùng người dân bản Nưa.

Không chỉ có niềm đam mê với dân ca Thái, bà Hồng còn dành thời gian cùng với chị em phụ nữ ở bản Nưa lưu giữ nghề truyền thống của dân tộc mình là đan lát thổ cẩm, biến chúng thành các sản phẩm thủ công tinh xảo để bày bán, nâng cao thu nhập. Qua đôi tay khéo léo của bà Hồng và chị em phụ nữ trong bản, các sản phẩm váy, áo truyền thống của người Thái đã trở thành những sản phẩm đẹp và là món hàng được du khách ưa chuộng.

Khi Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ mong muốn thành lập tổ đan lát ở bản Nưa, bà Vi Thị Hồng đã đứng ra thành lập tổ đan lát với vai trò là tổ trưởng. Các sản phẩm đan lát của tổ làm theo đơn đặt hàng của dự án và bà Hồng đại diện cho tổ đan lát bản Nưa đưa các sản phẩm đi tham gia triển lãm ở nhiều nơi trong cả nước.

Hiện nay, dưới sự dẫn dắt của bà Hồng, tổ đan lát bản Nưa ngày càng phát triển, làm ra được nhiều sản phẩm đạt đến độ tinh xảo cao và độ khó của sản phẩm cũng ngày một tăng lên. Những chiếc túi, chiếc giỏ hay những chiếc ví, chiếc kệ được làm cầu kỳ, đẹp mắt theo đơn đặt hàng để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài. 

Các sản phẩm đan lát của những người phụ nữ bản Nưa.

Trưởng bản Nưa - Vi Văn Lam cho hay, bản hiện có 157 hộ, với 662 nhân khẩu người dân tộc Thái. Thu nhập bình quân đạt 39 triệu đồng/người/năm. Ở bản hiện chỉ còn 4 hộ nghèo. Thành quả này có được là do sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo của người dân; sự đoàn kết, tương trợ của cộng đồng dân cư, cũng như sự góp sức không nhỏ của những người dẫn dắt, bảo tồn văn hoá truyền thống như bà Vi Thị Hồng.

Ông Lam chia sẻ, "Bà Hồng được Hội Người cao tuổi xã Yên Khê vinh danh Tuổi cao gương sáng, Người cao tuổi có nhiều đóng góp cho xã hội và được nhận giấy khen ở xã, ở huyện. Chúng tôi rất ghi nhận, đánh giá cao những việc làm của bà thời gian qua đối với công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương”.

Đến với bản Nưa hôm nay, có thể thấy rõ sự trù phú, ấm no hiện hữu ở những nếp nhà sàn khang trang, vườn tược đầy hoa trái. Giờ ở bản không khó để tìm ra những hộ gia đình có thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng/năm trở lên.

Không chỉ phong trào xây dựng kinh tế, xoá đói giảm nghèo phát triển, bản Nưa còn có niềm tự hào lớn khi được công nhận là Bản văn hóa cấp huyện và năm 2022 bản Nưa đã được công nhận là Bản văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh. Đặc biệt, nhiều năm qua, trong bản không có người mắc các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh trật tự trong bản luôn được giữ vững. Công tác y tế, giáo dục, văn hoá ngày càng khởi sắc.

Thuý Vy

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.