Mái ấm biên cương ở Đắk Lắk

Trong những năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm xây dựng hàng chục căn nhà “Mái ấm biên cương”, giúp người dân trên địa bàn biên giới giải quyết khó khăn về nhà ở.

Đây là việc làm ý nghĩa, thiết thực đối với nhân dân khu vực biên giới. Tỉnh Đắk Lắk có 71,972km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Khu vực biên giới của tỉnh có dân số 6.720 hộ với 23.419 khẩu, gồm 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng dân tộc thiểu số chiếm 56,1%. Do tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, dân cư sinh sống rải rác, trình độ dân trí còn hạn chế… nên đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Năm 2022, được sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng và các nhà hảo tâm, gia đình anh Y Hiếu Mlô và chị H Buy Hra (buôn Yang Lành, xã biên giới Krông Ana, huyện Buôn Đôn) đã được hỗ trợ và nhận bàn giao căn nhà “Mái ấm biên cương” với trị giá 68 triệu đồng.

Không để nhân dân luôn sống trong cảnh khó khăn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống ngay trên vùng đất phên dậu của Tổ quốc. 

Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, khai hoang mở rộng diện tích ruộng, vận động bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với việc giúp dân phát triển kinh tế, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huy động hàng chục tỷ đồng xây dựng hàng trăm căn nhà “Mái ấm biên cương”,  “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”, nhà “Đồng đội”, nhà tình nghĩa tặng hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công…

Bộ đội Biên phòng tỉnh còn mở nhiều lớp xóa mù chữ; vận động cán bộ, chiến sĩ đóng góp hỗ trợ 42 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hàng tháng 500.000 đồng/em, trong đó 21 em là người dân tộc thiểu số; nhận nuôi 4 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các đồn biên phòng; khám chữa bệnh và cấp phát thuộc cho người dân biên giới…

Văn Điệp, Kim Chi, Thu Huyền

Quảng Bình: Thành phố Đồng Hới đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo

Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, thành phố Đồng Hới đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình tăng cường tuyên truyền thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường truyền thông về chính sách việc làm ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội thi tìm hiểu chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm được tổ chức tại huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm tăng cường công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát triển dược liệu giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Việt Nam có rất nhiều loài cây dược liệu khác nhau. Việc phát triển nguồn dược liệu từ nuôi trồng, thu hái, chế biến tạo thành chuỗi liên kết giúp cho người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững.

Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Thành phố Bạc Liêu chú trọng cấp thẻ BHYT, giải quyết việc làm cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Quảng Ngãi chú trọng tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Nghệ An tập huấn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.