Lùng Thàng: Thu nhập của nông dân tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, Lùng Thàng từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực.

Xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có diện tích 8.107,3ha, 750 hộ với trên 3.797 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc, trong đó chủ yếu là Thái, Lự, Mông, Dao... cùng sinh sống. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền xã, kinh tế - xã hội của xã từng bước được nâng lên; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trên địa bàn được cải thiện rõ rệt. 

Đặc biệt hiện nay, nhiều hộ dân ở Lùng Thàng đã có điều kiện thay đổi phương thức sản xuất, đưa các loại cây mới vào gieo trồng, xoá dần các diện tích đất kém hiệu quả. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã có thu nhập ổn định.

Năm 2017, gia đình anh Tao Văn Hung ở bản Can Hồ, xã Lùng Thàng đã chuyển 2ha đất đồi sang trồng quế. Theo đó, gia đình anh được hỗ trợ 100% cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc.

Hiện cây quế được chăm sóc tỉ mỉ theo quy trình nên sinh trưởng và phát triển tốt. Đã có một vài thương lái tới tận vườn hỏi mua nhưng gia đình anh Hung muốn chăm sóc thêm vài năm nữa để giá thành cao hơn.

Nhiều gia đình ở xã Lùng Thàng đã chuyển đổi đất đồi kém hiệu quả sang trồng quế.

Được biết, năm 2022, xã Lùng Thàng đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi 37ha đất kém hiệu quả sang trồng quế. Qua đó, nâng diện tích trồng quế của xã lên gần 130ha. Cùng với đó, xã cũng vận động người dân chuyển 254ha đất kém hiệu quả sang trồng cây gỗ lớn như sấu, lát, dổi… 

Nhằm triển khai có hiệu quả việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng quế, trồng rừng, xã đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Hiện nay, một số diện tích cây quế, dổi… chuẩn bị cho thu hoạch, kỳ vọng sẽ nâng cao thu nhập cho người dân.

Để giúp người dân làm giàu ngay chính trên mảnh đất quê hương, xã Lùng Thàng còn tập trung khuyến khích người dân phát triển các mô hình chăn nuôi, đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý chăn nuôi như: kiểm tra thức ăn, giám sát sức khỏe và quản lý chất thải. Nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào sản xuất chăn nuôi để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Mặt khác, xã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng hoạt động chăn nuôi, mua sắm thiết bị, công cụ sản xuất, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi. 

"Chăn nuôi trâu có chuồng trại, an toàn hơn mà thu nhập lại ổn định, gia đình tôi đã đỡ khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Sau này, khi đàn trâu phát triển, gia đình cũng mong muốn được nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm chuồng trại, mở rộng mô hình, giúp gia đình tăng thêm thu nhập", chị Vàng Thị Lan, ở bản Nậm Bó, một hộ nuôi trâu bày tỏ.

Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều thanh niên trên địa bàn đang rất khó khăn vì tìm kiếm việc làm ổn định, Đoàn Thanh niên xã Lùng Thàng đã triển khai mô hình thanh niên khởi nghiệp từ chăn nuôi, qua đó định hướng nhiều đoàn viên, thanh niên trong xã khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Ban đầu, các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã chỉ có kiến thức cơ bản về chăn nuôi tích lũy được trong quá trình gia đình làm nông nghiệp. Tuy nhiên, thông qua các lớp tập huấn, thanh niên sẽ được tiếp cận với nhiều kiến thức kinh doanh, được trang bị kỹ năng quản lý và thực hành nghề nghiệp, giúp họ có việc làm, thu nhập.

Anh Khoàng Văn Cường, xã Lùng Thàng chia sẻ, nhờ được tham gia đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, anh đã bắt đầu xây dựng trang trại chăn nuôi trâu với quy mô ban đầu là 5 con trâu. Đến nay, trang trại phát triển lên đến 30 con trâu và là nguồn cung cấp con giống, thịt cho các cơ sở chế biến trong và ngoài huyện. 

Anh Cường cho hay, mô hình chăn nuôi trâu mang lại thu nhập cao cho gia đình anh. Mỗi năm, trừ chi phí, anh đã thu về 80 triệu đồng từ bán thịt và con giống.

Ông Thàng Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cho biết, hiện Lùng Thàng đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, nhất là tiêu chí thu nhập, địa phương đã tập trung chỉ đạo người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi và triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Trong năm 2023, xã Lùng Thàng đặt mục tiêu tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; phát triển kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững. Hướng tới chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa liên kết, nâng cao đời sống phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả.

Hải Vân

Tạo thêm việc làm từ nghề nuôi ong lấy mật dưới tán rừng

Từ lâu, nuôi ong dưới tán rừng sú vẹt tại Vườn quốc gia Xuân Thủy cho hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu từ nghề này cũng như tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân địa phương nhờ nghề quay mật.

Xã Trực Tuấn hướng dẫn người dân tiếp cận thông tin, chính sách qua Internet

Trong những năm qua, xã Trực Tuấn phát huy những kết quả đạt được trong công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

Sản phẩm OCOP 4 sao tương Sa Nam tiếp sức giảm nghèo bền vững

Nam Đàn đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giáp pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.

Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tích cực giúp đồng bào Chứt vươn lên

Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biêt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.

Môi trường sống ở NTM Giao Thủy ngày càng “xanh - sạch”

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các xã, thị trấn của huyện Giao Thủy đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội, đưa Giao Thủy đứng trong các huyện top đầu của tỉnh về xây dựng NTM.

Nam Định ứng dụng camera thông minh thúc đẩy tiêu chí an ninh trong xây dựng NTM

Thời gian qua, Nam Định đã đẩy mạnh ứng dụng toàn diện công nghệ số, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao đời sống của người dân.

Bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt

Là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất Việt Nam, trong những năm qua, đồng bào dân tộc Chứt đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đời sống của chính quyền địa phương.

Nam Định: Tăng cường truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh.

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tại vùng khó khăn

Thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân.