Lào Cai chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em nghèo

Cải thiện dinh dưỡng là một hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được tỉnh Lào Cai chú trọng thực hiện.

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển về thể lực, tầm vóc, trí tuệ, nhất là đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân Lào Cai có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em thiếu vitamin A, thiếu sắt, kẽm, suy dinh dưỡng thấp còi vẫn còn, nhất là trẻ trong các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp ở thanh niên.

Nhận thức được điều đó, thời gian qua, ngành y tế tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tầm vóc cho trẻ em nơi đây.

Bệnh viện đa khoa Yên Bái và Trung tâm y tế huyện Bắc Hà phối hợp khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em ở xã Bản Cái, huyện Bắc Hà, Lào Cai.

Theo đó, ngành y tế đã thực hiện kế hoạch điều tra, đánh giá đầu kỳ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Các em học sinh dưới 16 tuổi sẽ được thu thập các thông tin tình trạng dinh dưỡng, cân đo, đánh giá các chỉ số nhân trắc; phỏng vấn trẻ về thói quen ăn uống, sinh hoạt để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời. 

Được biết, đây là hoạt động đầu tiên của Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 được Sở Y tế Lào Cai thực hiện nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi tại 4 huyện nghèo là Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bát Xát. Từ đó tìm ra những trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi để có những hoạt động can thiệp trong thời gian tới.

Phó hiệu trưởng Trường THCS Nàn Sán, Si Ma Cai  - Nguyễn Thanh Hải chia sẻ, trong đợt cân đo, thăm khám sức khỏe cho học sinh, các cơ quan y tế đã tư vấn cho nhà trường những học sinh bị suy dinh dưỡng để nhà trường định hướng, thông báo tới gia đình bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe cho các em.

Ngoài việc triển khai triển khai điều tra, đánh giá đầu kỳ về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dưới 16 tuổi, ngành y tế đang thực hiện can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh như: bổ sung đa vi chất cho phụ nứ mang thai; bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng, cho trẻ 6-60 tháng tuổi định kỳ 2 lần/ năm; tẩy giun cho trẻ 2 tuổi đến học tiểu học và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Chú trọng công tác truyền thông, tư vấn vận động cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ nhằm thay đổi nhận thức, tư duy cũng như hành vi về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

Tăng cường giám sát hỗ trợ theo hình thức cầm tay chỉ việc tại hộ gia đình về sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có trong nhà, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn. Thường xuyên khám, phát hiện trẻ suy dinh dưỡng cấp tính để tiếp nhận điều trị... Tổ chức các đợt khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho học sinh mầm non và tiểu học phát hiện các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì.

Đặc biệt, công tác truyền thông, tư vấn giáo dục dinh dưỡng được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú như: Truyền thông gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet, truyền thông trực tiếp qua các phiên chợ, các buổi họp thôn, truyền thông nhóm tại trạm y tế, thôn bản...

Các nội dung truyền thông tập trung chủ yếu vào 1.000 ngày đầu đời; Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Nuôi con bằng sữa mẹ; Ăn bổ sung hợp lý; Truyền thông phòng chống thiếu đa vi chất cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng; Hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em... 

Nhờ những nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng, tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu đáng kể như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ hơn 19,6% năm 2015 xuống còn 16,7% năm 2020 và năm 2021 là 15,1%.

Tuy nhiên với xuất phát là một tỉnh miền núi, vùng cao, trình độ dân trí không đồng đều, đa số là dân tộc thiểu số (gần 70% trong số 25 dân tộc), đời sống kinh tế người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó, nhận thức của một số địa phương, đơn vị về công tác dinh dưỡng chưa thật sự đầy đủ, do đó chưa thực sự quan tâm chăm lo công tác dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em đặc biệt là dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. 

Nhân lực thực hiện công tác dinh dưỡng ở hệ thống y tế dự phòng và trong các bệnh viện vẫn còn biến động, luôn luôn thiếu hụt về số lượng và chất lượng, dẫn đến năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng thường xuyên thay đổi, trình độ chuyên môn và khả năng truyền đạt còn hạn chế, nhiều cộng tác viên chưa thông thạo tiếng phổ thông, hoặc tiếng địa phương.

Vì vậy, thời gian tới, để đầu tư cho công tác chăm sóc, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tỉnh Lào Cai cần phát huy sức mạnh của toàn xã hội, mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay góp sức nâng cao sức khỏe. Đồng thời, thực hiện  nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em hàng năm.

Hy vọng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như của cơ quan, ban, ngành ở Lào Cai dành cho trẻ em các gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, sẽ hỗ trợ cho các em có thêm dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng để phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Thuý Vy

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.