Thái Bình triển khai giảm nghèo bền vững:

Hội Nông dân tỉnh tích cực giúp bà con tiếp cận kiến thức phát triển kinh tế

Từ năm 2020 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức tập huấn, trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển đổi nghề cho hàng vạn lượt Hội viên nông dân.

Trong ba năm qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức được hơn 1.360 lớp tập huấn và xây dựng hơn 3.860 điểm trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, chuyển đổi nghề (chăn nuôi-thú y, trồng trọt- bảo vệ thực vật, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp…) cho hơn 82.280 lượt Hội viên nông dân; phối hợp với ngân hàng chính sách tạo nguồn vốn hỗ trợ hơn 34 tỷ đồng, cho hơn 1.550 lượt hộ hội viên vay vốn phát triển sản xuất. 

Hình ảnh đời sống những hộ nông dân nâng cao rõ rệt sau khi tham gia các lớp  tập huấn, chuyển giao công nghệ mới... do Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức: 

W-164a7697-a12-1.jpg
Hộ Nông dân Trần Thị Dung ở thôn Thái Hoa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương được Hội nông dân tỉnh hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi, đến nay phát huy hiệu quả cao.
W-164a7811-a11-1.jpg
W-164a7834-a10-1.jpg
Hộ Nông dân ở thôn Thái Hoa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vay vốn trồng dưa trong nhà màng, đến nay phát huy hiệu quả cao. 
W-164a7905-a9-1.jpg
Chị Trần Thị Mùi ở thôn Thái Hoa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vay vốn trồng dưa trong nhà màng, đến nay phát huy hiệu quả cao. 
W-164a8108-a8-1.jpg
Hộ Nông dân ở thôn Đoài, xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vay vốn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, đến nay phát huy hiệu quả.
W-164a8117-a7-1.jpg
Hộ Nông dân Phạm Thị Thuý ở thôn Đoài, xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vay vốn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm, đến nay phát huy hiệu quả. 
W-164a8169-a6-1.jpg
Hộ nông dân Nguyễn Thị Chiến ở thôn Hạ Đông, xã Thuỵ Sơn, huyện Thái Thuỵ được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ vay vốn trồng cây ăn quả, phát huy hiệu quả cao.
W-164a9460-a5-1.jpg
) Hộ chăn nuôi gà giống Phan Thị Thuý ở thôn Đoài, xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ nuôi 9.000 gà bố mẹ, mỗi tháng cung cấp phục vụ chăn nuôi trên địa bàn khoảng 80.000 gà giống đảm bảo chất lượng.
W-164a9506-a4-2.jpg
) Hộ chăn nuôi gà giống Phan Thị Thuý ở thôn Đoài, xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ nuôi 9.000 gà bố mẹ, mỗi tháng cung cấp phục vụ chăn nuôi trên địa bàn khoảng 80.000 gà giống đảm bảo chất lượng.
W-164a9549-a2-1.jpg
Hộ chăn nuôi gà giống Phan Thị Thuý ở thôn Đoài, xã Thuỵ Ninh, huyện Thái Thuỵ nuôi 9.000 gà bố mẹ, mỗi tháng cung cấp phục vụ chăn nuôi trên địa bàn khoảng 80.000 gà giống đảm bảo chất lượng.
W-164a9713-a1-1.jpg
Hộ Nông dân Đoàn Văn Kha ở thôn Ninh Thôn, xã Hoà Bính, huyện Hưng Hà được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thuỷ sản, với diện tích gần 3ha thả nuôi cá trắm, cá chép, cá rô phi, mỗi năm gia đình anh thu nhập gần 3 tỷ đồng.
W-164a9740-a-1.jpg
Hộ Nông dân Đoàn Văn Kha ở thôn Ninh Thôn, xã Hoà Bính, huyện Hưng Hà được Hội nông dân tỉnh tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thuỷ sản, với diện tích gần 3ha thả nuôi cá trắm, cá chép, cá rô phi, mỗi năm gia đình anh thu nhập gần 3 tỷ đồng.

Đời sống người nghèo ở Bắc Kạn cải thiện đáng kể nhờ vốn vay ưu đãi

Nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác đã tạo tiền đề giúp các hộ vay ở các huyện vùng núi Bắc Kạn có điều kiện phát triển kinh tế góp phần quan trọng cho mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Xuân Phổ: Giàu thông tin nhờ truyền thanh thông minh

Ngay sau khi đón nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tập trung triển khai nhiều giải pháp với đích đến là NTM kiểu mẫu. Khu dân cư thông minh trong đó bao gồm truyền thanh thông minh là một trong những tiêu chí cần có.

Nuôi gà lai chọi thả vườn thu hàng tỷ đồng mỗi năm

Là một trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, anh Nguyễn Hữu Quý (Bắc Giang) mạnh dạn ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào chăn nuôi đã thành công với mô hình Chăn nuôi gà lai chọi thả vườn thương phẩm, cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Chế tạo máy nông nghiệp, đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân địa phương

Sinh ra trong gia đình thuần nông có hoàn cảnh khó khăn và chỉ học chưa hết cấp 2, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã sáng chế ra nhiều loại máy móc nông nghiệp đem lại thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Hỗ trợ đồng bào Chăm xây dựng làng nghề gắn với du lịch

Nghề dệt truyền thống của người Chăm vẫn lưu truyền ở nhiều buôn, làng tại Bình Thuận. Những năm vừa qua, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng làng nghề gắn với du lịch, người dân được vay vốn ưu đãi đã đầu tư máy móc phát triển nghề, tăng thu nhập

"Chìa khoá" giúp hàng ngàn hộ dân trên cao nguyên Mộc Châu thoát nghèo

Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã và đang là “cú hích” hiệu quả đưa hàng ngàn hộ dân thoát nghèo.

Cá tra xuất khẩu góp phần thúc đẩy giảm nghèo đa chiều ở Đồng Tháp

Cá tra hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Tháp với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chiếm 34,8% và 40% của cả nước.

Liên kết đưa mít siêu sớm trồng ở Than Uyên với mục tiêu giảm nghèo

Năm 2023, Công ty CP Nông nghiệp HT miền Bắc đã phối hợp với địa phương triển khai "Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị cây mít siêu sớm TL1" trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng

Những năm gần đây, Hải Phòng nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và tiến tới hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống người dân.

Phú Thọ phát triển ngành chè thành ngành kinh tế chủ lực giảm nghèo bền vững

Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, xây dựng ngành chè thành ngành hàng chủ lực theo hướng phát triển thành hàng hóa tập trung có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.