Hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo là ưu tiên hàng đầu

Sau 20 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có hàng trăm ngàn hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, góp sức vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Sau 20 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có hàng trăm ngàn hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn ưu đãi. Vốn vay đã giúp người dân thụ hưởng sử dụng đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, nhất là đầu tư tái canh cây cà phê, tiêu, điều…, hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất cây công nghiệp và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo việc làm, hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đi học theo đúng quy định của Chính phủ.

Tỉnh Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, diện tích hơn 6.509 km2, với độ cao trung bình từ 600 đến 700 mét so với mặt nước biển, là tỉnh có phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Mạ, Cơ Ho, Ê Đê, Tày, Nùng…, tỷ lệ hộ nghèo khá cao.

Những năm gần đây, việc hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của tỉnh, trong đó các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp giảm nghèo, xây dưng nông thôn mới ởđịa phương.

W-a1-k-krai-0933-1.jpg
Gia đình anh K Krai, dân tộc Mạ ở xã Đăk Som, huyện Đăk GLong vay 30 triệu đồng đầu tư trồng, chăm sóc hơn 3ha cà phê, mỗi năm thu hàng chục tấn, giúp gia đình thoát nghèo..
W-a2-k-kok-1011-1.jpg
Nhờ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn gia đình người dân tộc Mạ cóđiều kiện dùng nước sạch, công trình vệ sinh phù hợp, giảm chi phí điều trị bệnh tật cũng là giảm nghèo.
a3-k-san-1087-1.jpg
Gia đình anh K San, dân tộc Ê Đê, ở xã Đăk Som, huyện Đăk Glong sử dụng vốn chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư trồng cà phê, mua máy móc phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện gia đình anh chị có 3,5ha cà phê, 25 con dê, hơn 1000 con gà.
W-a4-ksan-1131-1.jpg
Nhờ vốn vay 50 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo, gia đình anh K Chong, dân tộc Mạ ở Buôn B’Dơng, xã Đắc Som, huyện Đăk Glong có điều kiện chăm sóc 3ha cà phê, 250 trụ tiêu, gia tăng cơ hội thoát nghèo bền vững.
W-a5-y-thi-loan-1098-1.jpg
Được vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Điểu New, dân tộc M’Nông ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lấp có điều kiện cải tạo vườn trồng tiêu, cà phê mỗi năm thu hàng trăm triệu. Ngoài ra gia đình còn nuôi dê tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.
W-a6-k-chong-0878-1.jpg
Được vay chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình anh Điểu New, dân tộc M’Nông ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lấp có điều kiện cải tạo vườn trồng tiêu, cà phê mỗi năm thu hàng trăm triệu.
W-a7-dieu-new-1177-1.jpg
W-a8-dieu-new-1214-1.jpg
Gia đình anh Điểu Nhép, chị Thị Hơr, dân tộc M’Nông ở xã Đăk Wer vay 30 triệu chương trình hộ nghèo đầu tư trồng tiêu, làm thêm nghề phụ, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao.
W-a9-dieu-nhep-thi-hor-1223-1.jpg
Được vay 40 triệu chương trình hộ cận nghèo, gia đình chị H Hiếu, dân tộc M’Nông, anh Lộc Văn Nin, dân tộc Tàyở thôn Bong Ding, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song có điều kiện chăm sóc 2ha cà phê, 2 ha tiêu, làm thêm nghề dệt nâng cao thu nhập.
W-a10-dieu-nhep-thi-hor-1248-1.jpg
Gia đình anh Y Khuôn, dân tộc M’Nông ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lấp vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư trông, chăm sóc cà phê, gia đình có việc làm, có thu nhập.
W-a13-luu-thi-ky-1365-1.jpg
Nhờ số vốn vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình chị Lưu Thị Kỷ ở thôn Bu Giang, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song đầu tư trồng 2ha cà phê mang lại thu nhập ổn định.
W-a14-luu-thi-ky-1336-1.jpg
Nhờ số vốn vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn và 12 triệu chương trình nước sạch, gia đình chị Lưu Thị Kỷ ở thôn Bu Giang, xã Trường Xuân, huyện Đăk Song đầu tư trồng 2ha cà phê, công trình nước sạch, công trình vệ sinh sạch sẽ nâng cao đời sống, thu nhập.
W-a15-0963-1.jpg
Kiểm tra hộ vay, thực tế mô hình sản xuất của hộ vay là công việc thường xuyên của cán bộ tín dụng và hội, đoàn thể nhận ủy thác.
W-a16-chong-0893-1.jpg
Kiểm tra hộ vay, thực tế mô hình sản xuất của hộ vay là công việc thường xuyên của cán bộ tín dụng và hội, đoàn thể nhậnủy thác.
W-a17-nhcs-dak-rlay-1198-1.jpg
Cán bộ tín dụng luôn sâu sát kiểm tra các hộ được vay vốn để đảm bảo vốn được người dân sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả tốt.

Huy Linh và nhóm PV

Phát huy vai trò người có uy tín truyền tải chính sách tới các dân tộc Hà Giang

Trong những năm qua, việc phát huy tốt vai trò của người có uy tín đã giúp tỉnh Hà Giang kịp thời truyền tải những chính chính sách, chủ trương đến tới công đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống để nâng cao đời sống vùng dân tộc Bắc Mê

Kể từ khi Nghị quyết 27 được đề ra và thực hiện, cuộc sống và kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Vườn cam "chuyển đổi số", người dân dùng internet trao đổi với chuyên gia

Vườn cam chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại để kết nối, tham vấn các chuyên gia đã trở thành mô hình đáng được nhân rộng của tỉnh Hà Giang.

Nỗ lực xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Quang Bình

Trong những năm qua, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực để xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nghề truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn giúp giảm nghèo hiệu quả

Hiện nay, nhiều gia đình người Tày ở thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông, Bắc Kạn) mỗi ngày sản xuất gần 1 tạ phở khô, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi tháng lãi hơn 10 triệu đồng góp phần không nhỏ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Tín dụng chính sách đồng hành cùng bà con Vĩnh Long thoát nghèo

Sự đồng hành của đồng vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 20 năm qua đã thực sự là động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế chung trên địa bàn.

Phụ nữ Cơ ho làm giàu từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Từ làm nông nghiệp công nghệ cao, bình quân mỗi năm khu vườn hơn 2 ha ớt chông của gia đình chị Hồng có thể thu về 6 - 7 tỷ đồng.

Người dân Bình Thuận giảm nghèo, có nước sạch nhờ vốn vay ưu đãi

Trong những năm qua, vốn vay ưu đãi đã giúp hộ nghèo và gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Bình Thuận.

Giải pháp giảm nghèo thông tin tại vùng dân tộc thiểu số

Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, việc giảm nghèo thông tin, hỗ trợ người dân tiếp cận Internet, truyền hình cáp, điện thoại thông minh... còn nhiều khó khăn.

Bản người Thái ở Mai Châu “đổi đời” từ du lịch cộng đồng

Bản Nhót (xã Nà Phòn, Mai Châu, Hòa Bình) đang "thay da đổi thịt" nhờ phát huy hiệu quả thế mạnh cảnh quan tự nhiên, các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch.