Bình Định:

Hỗ trợ 361 triệu đồng xây dựng mô hình khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS

Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt 361 triệu đồng để làm kinh phí hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt kinh phí hỗ trợ 361 triệu đồng nhằm xây dựng các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2022 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Từ năm 2022, các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp trong đồng bào DTTS và miền núi ở Bình Định sẽ được hỗ trợ kinh phí.

Theo đó, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể… tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tỉnh sẽ hỗ trợ từ 30 - 40 triệu đồng để triển khai các nội dung gồm: Tập huấn khởi sự kinh doanh cho người đồng bào DTTS và miền núi; doanh nghiệp, hợp tác xã tại 22 xã đặc biệt khó khăn; vận động hội viên phụ nữ, nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng CNTT trong sản xuất; tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp; tổ chức chương trình ngày hội kết nối khởi nghiệp thanh niên; xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; biểu dương thanh niên, sinh viên, người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công người  DTTS…

Trước đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện dự án thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.

Kế hoạch được ban hành với mục tiêu nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ ở khu vực các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào DTTS dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Theo đó, việc triển khai thực hiện nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi phải đảm bảo các nguyên tắc: Mỗi xã đặc biệt khó khăn có tối thiểu 1 mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp được hỗ trợ. Mô hình được hỗ trợ phải tạo việc làm, có hợp đồng thu mua sản phẩm cho ít nhất 15 hộ gia đình thuộc địa bàn xã khu vực III. Ưu tiên hỗ trợ cho các mô hình khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc có từ 50% trở lên số lao động là phụ nữ tham gia mô hình, các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được hỗ trợ bằng nguồn vốn của chương trình.

Theo kế hoạch, thời gian thực hiện sẽ từ năm 2022 - 2025. Địa bàn thực hiện gồm các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và các trường đại học trên địa bàn tỉnh.

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, hiện có 39 dân tộc thiểu số, với hơn 10.620 hộ, 41.734 người. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định sinh sống chủ yếu ở 119 thôn, làng, 33 xã, thị trấn thuộc 6 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát.

Hoài Thanh, Hữu Duyên, Trần Nguyệt

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.