Hà Giang: Tăng cường truyền thông về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Hà Giang luôn quan tâm, chú trọng và đề ra nhiều giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, những năm qua, tỉnh Hà Giang xác định lấy người dân là chủ thể, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện phong trào, qua đó, tạo sự đồng thuận, huy động nội lực sức dân, làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn.

Theo ông Đỗ Tấn Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đặc biệt, cần có sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong công tác truyên truyền, vận động người dân, cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến việc thực hiện chương trình và coi đây là việc thường xuyên, liên tục để tạo đồng thuận trong nhân dân. 

img-20230405-132807-1.jpg
 Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, cử cán bộ tham gia đoàn giám sát, phản biện xã hội về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới; tổ chức Hội thi Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Hội thi Tuyên truyền viên giỏi về trưng bày, giới thiệu, quảng bá nông sản gắn với chuyển đổi số…

Các cấp Hội Nông dân cũng phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của nông dân. Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực, chủ động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền nội dung, hình thức đa dạng, phong phú; công tác vận động nông dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả.

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững được đẩy mạnh, xuất hiện nhiều gương sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tích cực vận động nông dân thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Hội xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ chính trị của hệ thống Hội nên đã tập trung chỉ đạo phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Vận động hội viên, nông dân đóng góp công sức, tiền của, đất đai vào xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng nông thôn.

Phối hợp tổ chức tốt việc thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. Vận động nhân dân tạo sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản có giá trị, hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Vận động hội viên, nông dân bài trừ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực cải tạo cảnh quan nông thôn, như: Thu gom rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; triển khai hiệu quả mô hình “Cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật” và mô hình “Cải tạo vườn tạp”; đảm nhận tuyến đường tự quản sáng - xanh - sạch - đẹp; vận động nông dân tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; xây dựng mô hình “Đường mẫu, nhà mẫu, vườn mẫu”.

Từ khi được tuyên truyền, hiểu rõ những việc cần làm để xây dựng nông thôn mới nên người dân tại nhiều thôn, bản đã biết cách vệ sinh môi trường, ăn ở hợp vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên nhà ở, cho con em trong độ tuổi đến trường. Các gia đình tham gia đóng góp ngày công lao động để làm đường bê tông; mọi người động viên nhau làm ăn, không trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước nên cuộc sống đã ấm no, giảm nghèo bền vững. 

Để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai chương trình gắn với thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đưa quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững…

Đến nay, tỉnh Hà Giang có 48/175 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 27%), trong đó, có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thông mới; 88 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, 37 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 51 thôn thuộc các xã vùng I và vùng II.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời phát hiện và biểu dương các mô hình hay, cách làm mới, các gương điển hình tiên tiến; phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ, những mô hình sản xuất tốt để nông dân áp dụng vào sản xuất, dịch vụ; làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân. 

Đẩy mạnh phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vận động người dân nâng cao nhận thức về vệ sinh, bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các cán bộ công chức xã, thôn, trưởng thôn, người có uy tín, người dân tiêu biểu… Các lớp tập huấn nhằm giúp nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây dựng nông thôn ở các cấp xã, thôn trong triển khai thực hiện hiệu quả xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh phát huy vai trò Hội Nông dân trong việc vận động các tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn. Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình nhóm sở thích, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. 

Đẩy mạnh phong trào “Nông dân dạy nông dân làm kinh tế” để tăng thu nhập. Tăng cường liên kết trong sản xuất, thực hiện chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, tạo chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp.

Quỳnh Nga

Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.