Diện mạo phố thị ở bản heo hút giáp biên giới Việt - Lào

Tà Păng là bản heo hút, biệt lập và cũng là bản cuối cùng của xã Hướng Lập (Hướng Hóa - Quảng Trị) giáp với biên giới Việt - Lào. Dù xa xôi, Tà Păng hiện có diện mạo không hề kém những khu phố thị với dãy đèn đường bật sáng khi màn đêm buông xuống.

Hướng Lập là xã xa nhất về phía bắc của huyện Hướng Hóa. Tà Păng là bản heo hút, biệt lập và cũng là bản cuối cùng của xã Hướng Lập giáp với biên giới Việt - Lào. Bản Tà Păng có 25 hộ với khoảng 150 nhân khẩu người dân tộc Bru Vân Kiều. Là bản xa xôi bậc nhất của Quảng Trị nên đến tháng 2-2015 nơi đây mới có điện lưới, tuy nhiên chỉ đủ thắp sáng trong mỗi ngôi nhà.

Người dân chủ yếu dựa vào nương rẫy, chăn nuôi và canh tác thêm lúa nước.

Cuối tháng 3/2023, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty CP TV&XD Năng lượng xanh, Công ty TNHH CEA PROJECTS tổ chức khánh thành công trình "Ánh sáng vùng biên" tại bản Tà Păng, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Nhờ công trình này, mỗi khi màn đêm buông xuống, bản Tà Păng nhìn không khác bất kỳ phố thị xinh xắn nào.

Con đường bê tông dài 900m chạy xuyên qua bản Tà Păng mới đây nhờ sự hỗ trợ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Hướng Lập và các nhà tài trợ đã được trồng 30 cột đèn chiếu sáng.
Điểm đặc biệt là 30 bóng đèn chiếu sáng dùng năng lượng mặt trời với tổng tiền đầu tư 150 triệu đồng.
Hệ thống đèn năng lượng mặt trời được thiết lập tự động bật, tắt theo giờ.
Khi trời tối, hệ thống đèn năng lượng mặt trời tự động bật sáng, con đường bê tông sáng rực giữa núi rừng trông khác gì một dãy phố.
Hệ thống đèn đường được tích hợp cảm biến chuyển động nhằm tiết kiệm năng lượng. Lúc không có người, đèn tự động duy trì độ sáng yếu, khi có người đi qua đèn tự động bật lên độ sáng mạnh nhất.
Tháng 3 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2023) và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2023), Đồn Biên phòng Hướng Lập đã khánh thành và bàn giao cho nhân dân bản Tà Păng công trình “Ánh sáng vùng biên”.
Cán bộ đồn Biên phòng Hướng Lập, anh Phan Vĩnh cùng đồng đội thường xuyên xuống thăm hỏi bà con bản Tà Păng vừa nắm an ninh, trật tự thôn bản, vừa thắt chặt tình quân dân nơi biên giới để cùng nhau bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Từ khi có dãy đèn đường, mỗi khi trời tối bản Tà Păng nhộn nhịp hơn trước đây rất nhiều.
Mô hình "Ánh sáng vùng biên" đã, đang được các cấp chính quyền, người dân ủng hộ và chắc chắn sẽ ngày một nhân rộng. Công trình chiếu sáng góp phần thay đổi diện mạo vùng biên giới, giúp cho bà con, nhân dân và học sinh đi lại, vui chơi an toàn, đảm bảo an ninh trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Hướng Lập giờ đây xuống với dân hay tuần tra cũng dễ dàng hơn nhờ ánh sáng từ dãy đèn đường.
Ông Hồ Văn Mò, cựu trưởng thôn Tà Pằng hồ hởi chia sẻ niềm vui của bà con dân bản từ khi có hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời. Ông cho biết, người dân hiện nay không ngại ra đường vào buổi tối và không phải mang theo đèn pin khi ra đường nữa.
"Ánh sáng vùng biên" là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 34 năm “Ngày hội Biên phòng toàn dân”; 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng; kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ hoạt động Chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2023.
Qua đó góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần, từng bước giúp người dân nơi biên giới ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Hoàng Hiệp, Hồng Khanh và nhóm BTV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.