Chuyển đổi số thúc đẩy giảm nghèo về thông tin

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về việc phủ mạng internet, bởi vậy chúng ta có thể lạc quan về khả năng tiếp cận thông tin của người dân thông qua các chính sách và chương trình chuyển đổi số.

Theo TS Tạ Thị Bích Ngọc - Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, các chỉ số đánh giá hộ nghèo hiện nay có tính đa chiều, trong đó có tiêu chí về khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, trong đó các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Giảm nghèo về thông tin là tổng thể các hoạt động nhằm bù đắp những thiếu hụt về thông tin của người nghèo, hộ nghèo và địa phương nghèo.

Theo chính sách hiện hành, giảm nghèo về thông tin ở Việt Nam hiện gồm 04 nội dung cơ bản: Nâng cao năng lực cho người thực hiện công tác truyền thông ở cơ sở; Trang bị cơ sở vật chất và nền tảng cung cấp thông tin thiết yếu ở các vùng khó khăn; Hỗ trợ tăng cường nội dung thông tin thiết yếu ở các vùng khó khăn; Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các vùng khó khăn và khu vực cửa khẩu, biên giới.

truyenthanh.png
Ảnh minh hoạ

Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu giảm nghèo rất ấn tượng. Tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm liên tục vì chỉ còn 4,4% năm 2021. Năm 2020, 58,2% dân số không thiếu hụt bất kỳ chỉ số nào trong 10 chỉ số nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Riêng chiều đo về thông tin, chỉ có 2,0% hộ gia đình Việt Nam thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ thông tin và 4,5% thiếu hụt phương tiện tiếp cận thông tin.

Tuy nhiên, thiếu hụt này chủ yếu tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số của Tổng cục Thống kê năm 2019, mới có 61,3% hộ sử dụng internet, 92,5% hộ sử dụng điện thoại, 81,5% hộ có tivi, 10,3% hộ sử dụng máy vi tính. Điều này có nghĩa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chính là “vùng trũng” của thiếu hụt về thông tin và là đối tượng chủ đạo của giảm nghèo về thông tin ở Việt Nam.

TS Tạ Thị Bích Ngọc cho rằng, các giải pháp giảm nghèo về thông tin là việc hoàn thiện thể chế giảm nghèo về thông tin gắn với chuyển đổi số, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực của đội ngũ thực thi chính sách giảm nghèo về thông tin, tăng cường năng lực thông tin của người nghèo.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp các địa phương nghèo rút ngắn quá trình bắt kịp trình độ phát triển chung. Bởi vậy, chuyển đổi số là tiền đề quan trọng để tạo nền tảng  giảm nghèo về thông tin.

Các chính sách ở Bắc Kạn cho thấy, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo. Việc chuyển đổi số tốt sẽ có dữ liệu số tốt, dữ liệu hộ nghèo tốt, từ đó phân tích được nguyên nhân hộ nghèo và đưa ra được những giải pháp thoát nghèo phù hợp nhất, nhanh nhất.

Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo thời gian tới, cuối tháng 5/2023, tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel), theo đó, Tập đoàn Viettel sẽ hỗ trợ tỉnh phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, mở rộng vùng băng rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên phủ sóng 3G/4G đối với các vùng “trắng sóng”, vùng “lõm” sóng tại các thôn, bản trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, phát triển 5G tại các địa bàn trọng yếu,...

Việc hỗ trợ người nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người nghèo, hộ nghèo chủ động hơn trong tiếp cận chính sách, tìm kiếm nguồn hỗ trợ cũng như học hỏi kinh nghiệm, giải pháp để thoát nghèo bền vững, đồng thời từng bước tiếp cận, hòa nhịp chuyển đổi số

Cách Bắc Kạn gần 800km, tỉnh Quảng Trị cũng đang tích cực triển khai công tác giảm nghèo về thông tin. Theo đó, hệ thống truyền thanh cơ sở được xem là loại hình thông tin chủ lực, kênh thông tin, tuyên truyền có diện phủ sóng rộng nhất, đưa thông tin trực tiếp và nhanh nhất đến với đông đảo người dân. Qua đài truyền thanh cơ sở, người dân tiếp cận các thông tin chính thống về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, quốc phòng- an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Với những đặc điểm tối ưu của hệ thống truyền thanh sử dụng công nghệ thông minh IP nhằm rút ngắn về khoảng cách, thúc đẩy nhu cầu thụ hưởng thông tin, tuyên truyền giữa các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh, ngày 30/8/2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 117/NQ-HĐND với tổng mức đầu tư gần 15 tỉ đồng.

Đến nay, 10/10 hệ thống truyền thanh cấp huyện đã được đầu tư lắp đặt, sử dụng công nghệ thông minh IP, chủ động xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm của địa phương mình, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở để tuyên truyền đến đông đảo Nhân dân về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm nâng cao nhận thức giảm nghèo đối với người nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Đây là những minh chứng sống động cho thấy khả năng tiếp cận thông tin của người dân được cải thiện thông qua ứng dụng công nghệ mới.

"Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về việc phủ mạng internet, bởi vậy chúng ta có thể lạc quan về khả năng tiếp cận thông tin của người dân thông qua các chính sách và chương trình chuyển đổi số", TS Tạ Thị Bích Ngọc tin tưởng.

Bảo Vân

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.