Các cấp Hội Phụ nữ Quảng Trị tích cực vận động, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo là một trong những chức năng, nhiệm vụ luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh Quảng Trị đặc biệt coi trọng.

Năm 2022, Các cấp Hội đã thực hiện rà soát, phân loại hộ nghèo và phân công giúp đỡ, đỡ đầu hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ trên cơ sở chỉ tiêu được giao và khả năng của đơn vị: đã nhận đỡ đầu 2.527/3.158 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

Cùng với đó, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Trạm thú y, các Trường trung cấp nghề tổ chức tập huấn 94 lớp dạy nghề cho 3.051 hội viên phụ nữ; hỗ trợ thành lập 1 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác, nâng tổng số hợp tác xã, tổ hợp tác toàn tỉnh hiện nay là 6 hợp tác xã, 382 tổ hợp tác với 12.347 thành viên.

Đồng thời, các cấp Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động thực hiện các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh sạch; tổ chức các ngày hội giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm, tổ chức các hội thảo kết nối thị trường và chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh…

Các cấp Hội cũng tích cực, chủ động kết nối, tìm kiếm nguồn lực cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo phát triển sinh kế. Có thể kể đến các hoạt động như: Hội LHPN tỉnh phối hợp với Plan tổ chức Hội thảo “Giải pháp hỗ trợ phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp” cho phụ nữ, thanh niên 2 huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông;

Phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Đakrông tập huấn kỹ thuật trồng chuối lùn bản địa tại xã Tà Long; phối hợp với Tổ chức Cây Hòa Bình hỗ trợ giống dê cho 20 hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn của các xã Xy, Lìa, Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa) trị giá 150 triệu đồng;

Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia cuộc thi “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” với 62 ý tưởng đăng ký dự thi.

Tổ hợp tác nón lá của phụ nữ Quảng Trị

Vận động hội viên phụ nữ tham gia tốt các loại hình tiết kiệm

Mô hình ngân hàng con giống, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ sinh kế được các cấp Hội tiếp tục triển khai. Theo đó, đã hỗ trợ 9 mô hình sinh kế cho 74 phụ nữ nghèo trị giá 468 triệu đồng; hơn 127 ngàn con giống các loại… trị giá hơn gần 1,1 tỷ đồng.

Cùng với đó, vận động hội viên phụ nữ tham gia tốt các loại hình tiết kiệm, như tiết kiệm tại chi/tổ, tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), tiết kiệm trong các tổ hợp tác, tổ góp vốn quay vòng, giúp chị em vay vốn phát triển sản xuất.

Trong năm 2022, các tổ nhóm tiết kiệm được 73 tỷ đồng cho 12.904 người vay; tổng số tiền tiết kiệm tại chi tổ đến nay là 127,698 tỷ đồng, đang cho 34.572 chị em vay.

Tiếp tục làm tốt công tác ủy thác với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đồng thời quản lý tốt các nguồn vốn, trong năm đã giải ngân 151,374 tỷ đồng cho 5.299 hội viên phụ nữ vay, trong đó Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh đã giải ngân 2.680 triệu đồng cho 88 hộ vay.

Tổng dư nợ đến nay là 1.872,32 tỷ đồng cho 69.832 người vay, trong đó dư nợ nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội là 1.536, 37 tỷ đồng, nợ quá hạn 602,7 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,04%.

Kết quả sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2019 - 2022 (Đề án 939) của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị cho thấy, qua 3 năm thực hiện, với sự vào cuộc tích cực của UBND các cấp, các ngành, với phương châm phát huy nội lực, lồng ghép, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, dự án, các chỉ tiêu của Đề án cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch, với 4/5 chỉ tiêu đạt và vượt. 

Các hoạt động của Đề án 939 đã góp phần thúc đẩy hội viên, phụ nữ tham gia tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình, làm chủ doanh nghiệp trên các lĩnh vực, nâng cao vai trò bình đẳng giới của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp bước đầu đã tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh, khởi nghiệp; khơi dậy tinh thần, tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, tiếp sức cho nhiều chị em phụ nữ thay đổi nhận thức, mạnh dạn đổi mới, vượt qua thách thức để vươn lên khởi nghiệp làm chủ cuộc sống. 

Bạt Tuấn, Kiều Oanh, Ngân Phương

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.