Bộ đội Biên phòng cùng giáo viên miệt mài "xóa mù" cho bà con Vân Kiều

Tại xã Hướng Lập (Hướng Hóa - Quảng Trị) - địa bàn đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Hướng Hóa. Lớp xóa mù chữ đã được khai giảng cuối tháng 4/2023 với 21 học viên, độ tuổi 23-59 học tại điểm trường Cù Bai (Trường TH và THCS Hướng Lập).

Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Đồn Biên phòng và các địa phương khai giảng lớp xóa mù chữ tại 2 xã biên giới Ba Tầng và Hướng Lập. Tại xã Hướng Lập - địa bàn đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Hướng Hóa. Lớp xóa mù chữ cũng được khai giảng cuối tháng 4/2023 với 21 học viên, độ tuổi 23-59 học tại điểm trường Cù Bai (Trường TH và THCS Hướng Lập).

Công tác mở các lớp xóa mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Không chỉ giúp người dân nơi biên cương biết đọc, biết viết mà còn mở ra cơ hội để bà con tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế hay áp dụng vào sản xuất để cuộc sống mỗi ngày ấm no hơn.

Đặc biệt là việc tuyên truyền vận động bà con dân bản ở nơi xa xôi, hẻo lánh, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thay đổi nhận thức, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội để xây dựng cuộc sống mới dễ dàng hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng bộ đội biên phòng thực hiện công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến gần với người dân hơn.

Lớp học xóa mù tại điểm trường Cù Bai được tổ chức vào mỗi buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Đứng lớp là cô giáo Hồ Thị Quý, ban ngày dạy lớp 1B trường PTDT bán trú TH và THCS Hướng Lập, chị Quý là người dân tộc Bru - Vân Kiều có chồng là Bộ đội Biên phòng.
Học viên lớp xóa mù là các bà, các mẹ người Bru - Vân Kiều, học viên cao tuổi nhất là bà Hồ Thị Bay (59 tuổi), bà Bay cũng như những học viên ở lớp, ban ngày làm nương rẫy, tối đến tranh thủ học chữ để thoát cảnh mù chữ, mù tính toán, nâng cao đời sống gia đình và hơn nữa là làm gương cho con cháu noi theo.
Chỉ có duy nhất một nam giới là học viên trong lớp học xóa mù.
Mỗi buổi học đều có 2 Bộ đội Biên phòng đồn Biên phòng Hướng Lập làm trợ giảng để kèm cặp từng học viên.
Đại úy Dương Đằng Anh nắn sửa từng vần cho các học viên.
Thiếu tá Hồ Văn Lừa đi từng bàn, nắn sửa từng chữ viết của các học viên.
Chữ viết khá đẹp của một học viên sau hơn 2 tháng học tại lớp học xóa mù.
Cô giáo Hồ Thị Quý cho biết: do chăm chỉ và quyết tâm mà sau hơn 2 tháng, hầu hết các bà, các mẹ đã nắm được chữ cái, chữ số, một số đọc khá trôi chảy.
Trước đây khi chưa đến lớp nếu có việc gì liên quan đến giấy tờ tùy thân hoặc gia đình đều phải nhờ người khác hoặc cán bộ hỗ trợ, phải điểm chỉ thay vì cầm bút ký trên giấy tờ, sổ sách. Nhưng hiện nay đã đọc thông, viết thạo nên mọi việc được thuận lợi hơn nhiều.
Theo dự định của phòng GD huyện Hướng Hóa, mỗi khoá học kéo dài 6 tháng sẽ giúp các mẹ, các chị biết đọc, biết viết và làm được các phép tính cơ bản.
Sau mỗi buổi học giáo viên cùng Bộ đội Biên phòng đều ngồi lại bàn bạc, rút kinh nghiệm để buối sau dạy tốt hơn nữa.

Lê Anh Dũng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.