A Lưới: Phấn đấu đến 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều dưới 12,01%

Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ đầu năm 2022 là 49,98% tương đương với 7.022 hộ nghèo, giảm xuống dưới 12,01% tương đương với 1.784 hộ nghèo vào năm 2025.

Báo cáo sơ kết công tác giảm nghèo bền vững 9 tháng đầu năm tại huyện cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng; tỷ lệ hộ nghèo từ 35,04% năm 2016 giảm xuống còn 14,82% cuối năm 2020 (theo tiêu chí cũ). 

Năm 2021, qua điều tra, rà soát (theo chuẩn nghèo đa chiều) toàn huyện hiện còn 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%; 2.185 hộ cận nghèo, chiếm 15,55%. Huyện phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm còn dưới 12,01%. 

Với quan điểm chỉ đạo là “Xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo”, căn cứ kế hoạch phân bổ chỉ tiêu của huyện, các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể đối với thôn, tổ dân phố. 

Căn cứ kế hoạch tỉnh giao, Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đã xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ đầu năm 2022 là 49,98% tương đương với 7.022 hộ nghèo, giảm xuống dưới 12,01% tương đương với 1.784 hộ nghèo vào năm 2025; tỷ lệ bình quân giảm 9,49%/năm; riêng năm 2022 giảm 10,18%; cả giai đoạn 2022 - 2025 giảm 5.238 hộ tỷ lệ khoảng 37,96%.

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, các phòng, ban chức năng 

Về  nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, Bí thư huyện ủy Huỳnh Công Quảng yêu cầu, Đảng ủy các xã, thị trấn kiểm soát chặt chẽ số hộ nghèo, cận nghèo, số nhà tạm hộ nghèo trên địa bàn quản lý, không để phát sinh, nếu để phát sinh thì bí thư cấp ủy, người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy; 

Đảng ủy các xã, thị trấn kiểm soát chặt chẽ số hộ nghèo, cận nghèo, số nhà tạm hộ nghèo trên địa bàn quản lý, không để phát sinh; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch số172/KHUBND của UBND huyện về việc phân công các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học giúp đỡ hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giai đoạn 2022 - 2025; 

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện, có giải pháp thoát nghèo trong đoàn viên, hội viên và người nghèo; tăng cường giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, thông tin hai chiều giữa huyện và các xã, thị trấn qua nhóm Zalo để chỉ đạo, nắm bắt thông tin từ cơ sở. Gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương, các phòng, ban chức năng trong đôn đốc kiểm tra, nhắc nhở việc triển khai, thực hiện. 

Đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào tiêu chí bình xét thi đua đối với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội toàn huyện và người đứng đầu; kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện; định kỳ sơ kết để rút kinh nghiệm; khen thưởng kịp thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo bền vững. 

Ban Chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn chủ động rà soát, đánh giá lại các tiêu chí đối với những hộ đủ điều kiện thoát nghèo trong năm 2022 để đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo do địa phương quản lý.

Lê Na, Anh Dũng, Đình Bổng

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.