Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo ở Sốp Cộp

Tại các bản vùng cao, vùng sâu trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đời sống của nhiều hộ đồng bào dân tộc đã thay đổi.

Cũng như bao hộ gia đình khác ở bản Dồm, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, khi lập gia đình, anh Lò Văn Phương được bố mẹ chia cho ít đất để sản xuất. Bao nhiêu năm vợ chồng anh bới đất, lật cỏ trồng sắn, trồng lúa cực nhọc mà sản phẩm thu về không đủ nuôi sống gia đình.

Cách đây vài năm, anh Phương được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và tham quan một số mô hình sản xuất tại các địa phương do Hội Nông dân phối hợp tổ chức. Nhận thấy trồng ngô, sắn không còn phù hợp, anh Phương quyết định chuyển sang trồng chanh leo.

Theo anh Phương, khi bắt đầu trồng chanh leo, anh rất băn khoăn vì đối với bà con dân bản, đây là cây trồng mới. Nhưng với suy nghĩ phải làm khác thì mới mong thay đổi được cuộc sống, anh quyết định trồng loại cây này. Thiếu vốn, anh vay mượn vốn của anh em, hàng xóm, đầu tư mua giống, mua vật liệu làm cọc, giàn trồng chanh leo.

Chỉ sau 6 tháng, những giàn chanh leo đã bắt đầu đơm hoa, kết quả. Chẳng mấy chốc cả vườn chanh ra quả chi chít. Không những thế, chanh có giá bán cao hơn nhiều lần ngô, sắn mà công chăm sóc cũng nhàn hơn. Từ đó, gia đình anh có cuộc sống no ấm, đủ đầy hơn.

Cách nhà anh Phương chừng 6km là anh Thào A Dểnh, bản Púng Báng, xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp. Anh Dểnh là một trong những hộ nuôi bò được Nhà nước hỗ trợ về con giống. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chăm sóc, làm chuồng trại, trồng cỏ nên đàn bò của anh hiện phát triển tốt. Mỗi năm, gia đình anh thu gần 100 triệu đồng. Anh có điều kiện nuôi con cái ăn học và đã thoát nghèo.

Cơ sở hạ tầng của huyện vùng cao Sốp Cộp từng bước hoàn thiện.

Được biết, Sốp Cộp là huyện vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La; tổng diện tích tự nhiên là 147.224.6 ha; có 11.505 hộ, với dân số là 53.120 người, gồm 6 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 96.91%

Huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, 106 bản và 2 điểm dân cư; cách trung tâm thành phố Sơn La 130 km, có đường biên giới dài trên 120 km (chiếm 48% đường biên giới toàn tỉnh), được xác định là huyện vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, huyện Sốp Cộp đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát tình hình hộ nghèo, cận nghèo; quy hoạch, phát triển nông nghiệp phù hợp từng vùng theo hướng tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm thế mạnh. Sử dụng và lồng ghép hiệu quả nguồn vốn đầu tư hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động địa phương, hỗ trợ đời sống và sinh kế ổn định dân cư.

Huyện Sốp Cộp đã thực hiện hỗ trợ hơn 1,8 tỷ đồng theo Chương trình giảm nghèo; hỗ trợ mua giống thủy sản, 272 con bò giống cho các hộ nghèo tại các xã Mường Lạn, Mường Và, Sam Kha, Púng Bánh, Mường Lèo. Huyện cũng hỗ trợ 22 máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo xã Mường Lèo; hỗ trợ 37 hộ trồng mới 8,9 ha quýt chum tại xã Nậm Lạnh.

Đầu tư trên 63,7 tỷ đồng xây dựng 4 công trình nước sinh hoạt, 10 nhà văn hóa, 5 trường lớp học, 9 đường giao thông, 5 cầu treo, 1 trụ sở UBND xã. Mở 6 lớp đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp dưới 3 tháng cho 210 học viên là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn các xã...

Cơ sở hạ tầng của huyện Sốp Cộp từng bước hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... được đầu tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh; đời sống ngày một nâng cao. 

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4% - 5%; năm 2022, giảm còn 34,28% theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Trụ sở làm việc của 100% số xã, nhà văn hóa xã, trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, khang trang. 100% số bản được sử dụng điện lưới quốc gia; hơn 90% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đường đến trung tâm 8 xã của huyện được rải nhựa, đổ bê tông đi được bốn mùa...

Thời gian tới, huyện Sốp Cộp tiếp tục đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; khai thác tiềm năng thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo thêm sinh kế cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 25%.

Duy Linh và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.