Chiêm Hóa tăng cường truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo được phố biến tới các cán bộ, đảng viên, người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng hưởng lợi.

Hội nghị Thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo đa chiều năm 2022 (Tiểu dự án 2, Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) cụm các xã Hòa An, Nhân Lý vừa được UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tổ chức sáng 30/3. 

Đây là hoạt động nhằm phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo; nâng cao ý thức cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng hưởng lợi từ Chương trình; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025; nghị quyết, chương trình của Trung ương, của tỉnh; phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Các đại biểu được nghe về công tác thông tin, tuyên truyền trong giảm nghèo đa chiều.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh, chỉ đạo thực hiện Chương trình; công tác triển khai các dự án giảm nghèo, mô hình giảm nghèo, gương điển hình tiên tiến trong nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chương trình tại cơ sở.

Trong chương trình hội nghị, các đại biểu được nghe về công tác thông tin, tuyên truyền trong giảm nghèo đa chiều; thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững; thông tin về tình hình chính sách pháp luật về giảm nghèo đa chiều trên các lĩnh vực.

Ý kiến phát biểu tại hội nghị tập trung vào các nội dung: Đề nghị hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghè; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các ý kiến, kiến nghị của người dân đã được lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan chuyên môn huyện trao đổi, giải đáp. Những ý kiến vượt thẩm quyền được tiếp thu, ghi nhận để chuyển cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét. 

Hội nghị giúp người dân và các cơ quan nắm bắt đầy đủ các cơ chế chính sách, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để vươn lên thoát nghèo. Qua đó phát huy quyền làm chủ của người dân và trách nhiệm của các bên đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo và dân tộc miền núi.

Đồng thời, hội nghị còn cung cấp các thông tin về cơ chế, chính sách, các dự án giảm nghèo; giải quyết vấn đề thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, giáo dục và đào tạo, nhà ở, nước sinh hoạt và nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin, các chính sách hỗ trợ về giảm nghèo khác. Từ đó giúp cho cán bộ làm công tác giảm nghèo tại cơ sở thực hiện đảm bảo chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, đúng quy định, đúng đối tượng…

Quỳnh Nga

Lùng Thàng: Thu nhập của nông dân tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, Lùng Thàng từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực.

Quang Bình: Đổi đời nhờ biết tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện

Khai thác lợi thế từ hồ Thủy điện sông Chừng (Quang Bình, Hà Giang), mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ từng bước cho hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Người Bí thư tiên phong mở lối thoát nghèo cho dân Phiêng Dượng

Ông Bàn Cao Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã “thổi luồng gió mới" giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Phú Thọ: Những “bóng hồng” trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững

Những người phụ nữ với ý chí vươn lên đã phát triển kinh tế thành công, đóng góp không nhỏ vào công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Lão nông ở Phú Thọ biến đất cằn thành ‘mỏ vàng’ trên những quả đồi xanh

Những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo ở Yên Lập (Phú Thọ)

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Yên Lập (Phú Thọ) sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng.

Phú Thọ: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa phát triển tại Xuân Sơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đồng bào Mường ở Phú Thọ thoát nghèo nhờ trồng chè sạch

Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã thoát nghèo.

Bắc Kạn: Mô hình du lịch nhà vườn ứng dụng công nghệ số để thoát nghèo của vợ chồng 9x

Bỏ phố về núi, cặp vợ chồng trẻ ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Người phụ nữ Dao tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

Quyết tâm khởi nghiệp với nghề may trang phục dân tộc, chị Lò Lở Mẩy, người dân tộc Dao ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã giúp bản thân và nhiều phụ nữ khác có thu nhập ổn định.