Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.

Nằm trong danh sách 70 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn tương đối cao. Cụ thể số hộ nghèo chiếm 21,17% và số hộ cận nghèo là 31,28%. Nguyên nhân của vấn đề này thì có nhiều nhưng chủ yếu là do người lao động thiếu việc làm ở địa phương.

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tập trung tăng cường công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định.

anh-chup-man-hinh-2024-01-10-luc-163343-1.png
Hiện nay, Thường Xuân có khoảng gần 6.000 lao động có nhu cầu được đào tạo nghề. 

Theo ông Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Ban Bí thư Huyện ủy đã đưa vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực từ lao động tự do thành lao động được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.

Để thực hiện mục tiêu này, huyện Thường Xuân có nhiều giải pháp.

Trước hết là triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển sinh kế cho bà con. Cụ thể là rà soát, dựa trên cơ sở là các lợi thế của địa phương, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ví dụ như chăn nuôi trâu, bò và mở rộng các đối tượng mới như nuôi ong lấy mật. Bên cạnh đó còn các mô hình phát triển trồng trọt, du lịch cộng đồng.

Từ kết quả ban đầu của những mô hình này, huyện tiến hành đánh giá, từ đó đẩy nhanh tiến độ vừa đảm bảo việc giải ngân, vừa mở rộng các mô hình hiệu quả. 

Thứ hai, huyện đẩy nhanh tiến độ các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động tự do để dịch chuyển sang làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp trên địa bạn. Để thực hiện hiệu quả, chính quyền địa phương đã kết nối với các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm. 

Thứ ba, huyện đẩy nhanh các hoạt động tổ chức, tuyên truyền, vận động bà con tham gia xuất khẩu lao động có thời hạn tại các thị trường nước ngoài, có thu nhập cao. Trong đó phải kể đến các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Âu.

Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hoá giao cho huyện Thường Xuân là 200 chỉ tiêu lao động xuất khẩu nhưng sau 9 tháng đầu năm, tổng số lao động của huyện đi làm việc ở nước ngoài đã đạt hơn 400. Phần lớn các lao động này đều có thu nhập ổn định, giải quyết cơ bản được vấn đề kinh tế cho gia đình.

Ngoài ra, huyện cũng đang tổ chức xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện. Trong đó, những doanh nghiệp sử dụng số lao động lớn, ví dụ như về may mặc, giày da, chế biến nông lâm sản sẽ được khuyến khích.

Theo ông Đứng, qua rà soát, hiện nay Thường Xuân có khoảng gần 6.000 lao động có nhu cầu được đào tạo nghề. Đến nay, huyện đã xây dựng xong kế hoạch và dự kiến sẽ tổ chức 60 lớp dạy nghề. Trên thực tế, số lớp dạy nghề đã được triển khai là 30 lớp, tập trung ở các xã vùng cao như Yên Nhân, Bát Mọt, Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lệ, Tân Thành…

Mục tiêu đề ra của huyện là trong năm 2023, có khoảng 6.000 lao động sẽ được đào tạo nghề với các ngành nghề được hướng tới là tiểu thủ công nghiệp, mây tre đan, phát triển du lịch, phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

Thanh Minh

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động thiết thực giúp người nghèo tiếp cận y tế

Tỉnh Sóc Trăng huy động sự chung tay, góp sức của cộng đồng, xã hội hỗ trợ, chia sẻ một phần khó khăn giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận y tế tốt hơn.