Sóc Trăng đẩy mạnh truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đồng bào dân tộc.

Mời quý độc giả theo dõi video:

Sóc Trăng là tỉnh miền Tây Nam Bộ có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Xác định công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong vùng, nhất là các dự án giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã đồng bào dân tộc.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, đặc biệt là giảm nghèo về thông tin, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đưa thông tin đến với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa nhằm giảm khoảng cách tiếp cận về thông tin. Qua đó thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, phát triển kinh tế cho người dân.

Không chỉ dừng lại ở loa phát thanh, nhiều thông tin tuyên truyền về văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế, gương điển hình tiên tiến, tuyên truyền pháp luật… được xuất bản trên các ấn phẩm, tờ rơi.

Sóc Trăng xác định, báo chí chính thống là kênh thông tin đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Tỉnh có chính sách phát báo bằng tiếng dân tộc tới các ngôi chùa, tới tận tay những người có uy tín… để từ đó lan tỏa tới bà con.

Nằm ở phía Nam của tỉnh, Vĩnh Châu là thị xã duyên hải có đông đồng bào dân tộc, trong đó, dân tộc Khmer chiếm gần 53%, dân tộc Hoa chiếm gần 18% dân số toàn thị xã.

Song song với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các chùa cũng chú trọng chuyển tải các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về an ninh trật tự, phát triển kinh tế, phát triển và bảo tồn văn hóa tới đồng bào. Qua đó, nhận thức của người dân được nâng cao, thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường thoát nghèo của người dân.

Không chỉ chú trọng việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tỉnh Sóc Trăng nói chung và thị xã Vĩnh Châu nói riêng còn tập trung chia sẻ các thông tin liên quan tới kỹ thuật nông nghiệp, các thông tin về thị trường hay thông tin liên quan tới mọi mặt đời sống xã hội để bà con nắm được.

Phát huy thế mạnh của vùng đất giồng cát ven biển, đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu tích cực trồng hành tím thương phẩm. Qua các kênh thông tin, tuyên truyền của thị xã, người dân dễ dàng nắm bắt nhu cầu của thị trường, các kỹ thuật mới, giá cả của vật tư đầu vào hay sản phẩm đầu ra… Từ đó sản xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chí, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tại Sóc Trăng hôm nay, đa số bà con đã thành thạo sử dụng Internert, thành thạo thao tác trên các sàn giao dịch điện tử….. Đặc biệt, bà con còn biết chủ động truy cập vào các trang chuyên ngành để nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Điển hình như mô hình tưới thông minh của Hợp tác xã An Phát ở xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung. Việc sử dụng hệ thống tưới thông minh vào sản xuất tuy số vốn ban đầu bỏ ra lớn hơn nhưng giúp hợp tác xã tiết kiệm chi phí thuê mướn nhân công, chi phí sản xuất giảm do giảm điện năng tiêu thụ, tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng máy bơm. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển, ức chế các sinh vật gây hại; tiết kiệm 30% nước so với phương pháp tưới cũ, tăng hiệu quả kinh tế, giúp các hộ thành viên hợp tác xã gia tăng thu nhập, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế.

Với sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo, đời sống người dân nói chung, đồng bào dân tộc nói riêng ở tỉnh Sóc Trăng đã thay đổi rất nhiều. Đây chính là động lực để đồng bào tiếp tục đồng sức, đồng lòng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Quỳnh Nga - Xuân Quý

Phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền chính sách tại Lai Châu

Huyện Than Uyên là một địa phương tiêu biểu của tỉnh Lai Châu trong phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới bà con dân tộc thiểu số.

Lớp học bảo tồn chữ viết người Dao ở Lai Châu

Những năm qua, huyện ủy Than Uyên, tỉnh Lai Châu xác định, bảo tồn chữ viết truyền thống của người dân tộc Dao là một trong nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn văn hóa dân tộc này trên địa bàn.

Bản cam kết đặc biệt giúp người Mông ở Than Uyên xóa bỏ hủ tục

Bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông tại Than Uyên, Lai Châu.

Lai Châu: Hành trình phục dựng lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Than Uyên

Từ năm 2023, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai tìm lại và phục dựng những điệu hát, múa, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông, với mong muốn bảo tồn và gìn giữ cho muôn đời sau, trong đó tập trung phục dựng lễ hội Gầu Tào.

Than Uyên bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, huyện Than Uyên đã sưu tầm, tổ chức phục dựng thành công 2 lễ hội của người Thái là Lễ hội Hạn Khuống, lễ hội Kin Pang, duy trì các lễ hội Xòe chiêng, Lùng Tùng trong các dịp lễ, Tết. Nhiều sự kiện thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.

Người dân xã Đại Sơn cập nhật thông tin kịp thời nhờ truyền thanh cơ sở

Đều đặn 3 năm qua, công việc thường nhật của anh Ngọc Văn Hợp (SN 1989), cán bộ Đài truyền thanh xã Long Sơn bắt đầu từ 5 giờ sáng. Kiểm tra máy móc, vận hành hệ thống tiếp sóng phát thanh 3 cấp (T.Ư, tỉnh và huyện) và đọc bản tin đã được duyệt.

Cùng bàn cách gỡ khó, đẩy nhanh triển khai 3 nhiệm vụ mục tiêu quốc gia

Sáng 13/10, UBTV Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, vướng mắc trong triển khai 03 chương trình MTQG trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Học trò vùng DTTS tiếp thu môn địa lý dễ dàng nhờ áp dụng công nghệ trong giảng dạy

Nhờ có phần mềm giảng dạy với những hình ảnh trực quan, sinh động mà những học trò các dân tộc Hà Nhì, Mông, Si La, La Hủ... ở Trường PTDTBT THCS Mù Cả dễ tiếp thu môn địa lý hơn trước đây rất nhiều.

8.693 hộ nghèo và 905 hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Đến hết tháng 9/2023, 25/26 tỉnh đã và đang thực hiện hỗ trợ cho khoảng 12.877 hộ, đạt 39,7% kế hoạch năm 2023 và 14% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Giảm nghèo bền vững: Chấm dứt các hình thức nghèo ở mọi nơi

Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và đảm bảo tiêu chí thu nhập bằng cuộc sống tối thiểu.