Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Nhà cách chừng 4km nhưng chị Ngôn Thị Hương, 46 tuổi, nhân viên y tế bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An phải chạy xe mất nửa giờ mới tới được nhà chị Lữ Thị Viên, một người dân cùng xã. Thấy mẹ con chị Viên đều khỏe mạnh, chị Hương rất mừng: “Sức khoẻ hai mẹ con hiện đã ổn định; giờ chỉ cần ăn uống và chăm sóc sức khoẻ sau sinh nữa thôi”.

Trước đó, khi biết chị Viên mang thai, chị Hương thường tới nhà chị Viên hỏi thăm sức khỏe, tư vấn kiến thức về sinh sản, đồng thời khuyên chị Viên đi khám thai định kỳ, đến trạm y tế xã sinh con. 

Gần đến ngày sinh, chị Viên đồng ý ra trạm y tế xã sinh con theo lời khuyên của cán bộ y tế thôn bản. Tuy nhiên, bất ngờ chị lại chuyển dạ trước ngày dự sinh cả tuần, phải gọi “bà đỡ” hỗ trợ. Khi nhận được điện thoại cầu cứu, chị Hương vội mang bộ dụng cụ chạy xe tới nhà chị Viên đỡ đẻ. 

Các nhân viên y tế huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho trẻ em uống Vitamin A.

Được biết, bản Khánh Thành là nơi sinh sống của người Khơ Mú. Phụ nữ nơi đây vốn quen sinh con ở nhà, có người đi làm nương rẫy rồi sinh con trong chòi canh, hiếm khi đến trạm y tế xã.

Chứng kiến nhiều ca sinh khó, năm 2018, chị Hương quyết định đi học khóa đào tạo cô đỡ thôn bản miễn phí trong 6 tháng ở Trường Đại học Y khoa Vinh để về hỗ trợ chị em sinh nở. Gần 5 năm làm cô đỡ của bản, chị Hương không nhớ đã giúp bao nhiêu trường hợp “mẹ tròn con vuông” ngay tại nhà. 

Chị Trần Thị Giang, một nhân viên y tế của Trạm Y tế xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, là xã vùng cao của huyện Kỳ Sơn, dân cư của xã Nậm Càn chủ yếu là người Mông sinh sống trên núi cao. Chính vì thế, trước đây, mỗi lần đi tuyên truyền cho những người dân ở cuối xã, chị em trong trạm phải đi mất nửa ngày.

Thế nhưng, theo chị Giang, quãng đường đi đôi khi không thấm vào đâu so với việc bị bà con lỡ hẹn vào phút cuối. Không ít lần họ đã hẹn nhân viên trạm đến nói chuyện, tư vấn nhưng khi tới nơi, cửa đóng then cài, gọi điện thoại "tìm người" thì bà con nói đang ở trên rẫy xa lắm về không được… 

Theo chị Giang, mỗi khi lỡ hẹn, chị thường phải đi lại nhiều lần và ngồi ở nhà người dân nửa ngày thì họ mới đồng ý đưa con đi khám dinh dưỡng, uống vitamin A tại Trạm y tế hay đi khám thai sản…

Chị Giang cũng chia sẻ thêm, hiện nay, nhờ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tại các thôn, bản vùng cao đã được đầu tư về điện, đường, trường, trạm… nên đa số phụ nữ không sinh tại nhà mà đến trạm xá, bệnh viện. Do thông tin tuyên truyền tốt, nhận thức chị em nâng lên, khi có thai là đi khám định kỳ, mua thuốc bổ, gia đình cũng chăm sóc sản phụ khoa học hơn… Nhờ đó, sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở đây được nâng lên rõ rệt.

Bác sĩ La Văn Thong, Trạm trưởng Trạm y tế xã Nậm Càn là người địa phương nên anh hiểu rõ văn hóa, phong tục, tập quán của bà con mình. Dù vậy, phải mất nhiều năm kiên trì tuyên truyền, nhận thức của bà con mới được thay đổi.

"Tục mời thầy cúng dần được xóa bỏ; thay vào đó, có vấn đề gì về sức khỏe bà con đã tìm đến trạm y tế xã khám bệnh. Nếu bệnh tình vượt quá khả năng chuyên môn của trạm thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên tuyến trên để điều trị kịp thời", bác sĩ La Văn Thong cho hay.

Không chỉ riêng ở xã Nậm Càn, các nhân viên y tế thôn bản ở xã miền núi Nga My, huyện Tương Dương cũng kể về những khó khăn khi đi tư vấn sức khoẻ cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ ở vùng cao.

Theo đó, chị Vi Thị Khế, nhân viên y tế kiêm cán bộ phụ trách công tác dân số Trạm y tế xã Nga My cho hay, do địa hình phức tạp, người dân miền núi, vùng cao ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nên nhân viên y tế thôn bản ở đây thường phải thực hiện rất nhiều phần việc. 

Ngoài những công việc phát sinh, các ngày giao ban, họp, tập huấn ở trạm, ở trung tâm, họ phải hướng dẫn người dân trong bản từ việc phòng dịch; tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ; theo dõi sức khỏe; ăn uống vệ sinh; rà soát danh sách trẻ em đến kỳ tiêm chủng. Thậm chí, nhân viên y tế thôn bản còn phải gọi điện nhắc hoặc đến tận nhà đưa trẻ em ra Trạm y tế xã tiêm phòng các loại vắc xin đúng lịch.

Theo Sở Y tế tỉnh Nghệ An, hiện trên 90% số trạm y tế xã tại Nghệ An có bác sĩ công tác, 98% thôn, bản có nhân viên y tế. 59% số trạm y tế xã thực hiện được 60 - 80% danh mục kỹ thuật thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản.

Phần lớn cán bộ y tế được tuyển chọn ngay tại địa phương nên thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng.

Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở; đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại các xã miền núi của tỉnh Nghệ An. 

Theo kết quả đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong các năm 2020 - 2022, kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi từ 26% năm 2020 giảm xuống còn 25,5% năm 2021 và năm 2022 giảm còn 25.2%. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân từ 15,7% năm 2020 giảm xuống còn 15,2% năm 2021 và năm 2022 giảm xuống còn 14,8%.

Tuấn Kiệt và nhóm PV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.