Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Bản Giàng vốn được biết đến là thôn xa nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước đây, khi nhắc đến Bản Giàng, mọi người thường e ngại, chùn bước bởi vì xa xôi, đường giao thông khó khăn, hiểm trở, nhất là vào mùa mưa.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giờ đây đường vào Bản Giàng đang được mở rộng, đơn vị thi công đường dây điện đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đóng điện phục vụ người dân. 

giam ngheo ben vung.jpg
Ảnh minh họa

Anh Sùng A Sáng, Trưởng thôn Bản Giàng cho biết, thôn hiện có 58 hộ dân với trên 280 nhân khẩu đều là người dân tộc Mông. Đồng bào có truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cần cù, chăm chỉ, chịu khó lao động sản xuất nên hiện không một mảnh nương, mảnh vườn nào không có rau xanh, trồng ngô, trồng đậu.

Mặc dù cả thôn chưa có ngôi nhà nào được xây dựng kiên cố nhưng mỗi gia đình đều có trên dưới hai chục con gà, con vịt, trong chuồng có vài ba con lợn... Ban ngày thường chỉ có người già ở nhà còn trẻ nhỏ đến trường học tập, bố mẹ thì lên nương trồng cây. Cũng nhờ chăm chỉ như vậy nên nhà nào cũng có đủ thóc, gạo để ăn và để dành.

Anh Hầu A Hử, một người dân trong thôn Bản Giàng cho hay, đa số người ở thôn đều sử dụng máy phát điện đặt ở mương dẫn nước, nhà anh cũng có nhưng chỉ được 2 bóng điện nhỏ để cho con học bài do nguồn nước không ổn định nên điện lúc có, lúc không. Gần đây, khi có chủ trương đầu tư xây dựng trạm biến áp ở thôn, bà con mong ngóng từng ngày mà cũng phải mất gần 4 năm, giấc mơ có điện mới thành hiện thực.

Trong căn nhà tối của gia đình anh Hử đã được lắp đặt bảng điện, trên bảng điện đã để sẵn 1 bóng điện chờ. Bóng điện cũ trước đây chỉ chạy bằng điện nước và chỉ được thắp sáng lúc cả nhà ăn cơm tối, sau đó phải tắt để nhường cho công việc khác như cho con học bài, sạc điện thoại hoặc nạp điện cho đèn pin... 

Khi nhận được thông báo chuẩn bị kéo điện lưới Quốc gia đến từng nhà dân thì người dân trong thôn Bản Giàng mong chờ, mọi người đều đi mua thêm bóng điện, nồi cơm điện. Có nhà khá hơn thì chuẩn bị đủ tiền để mua ti vi, tủ lạnh tích trữ thức ăn tươi, mua máy xát gạo, xay ngô chạy bằng điện... 

Anh Lý A Sinh, một hộ dân khác trong thôn chia sẻ, sắp tới đây khi có điện, người dân chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và có thể học hỏi được nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả từ các nơi khác.

Tại Điểm trường Bản Giàng, các cô giáo mầm non có lẽ cũng vui mừng không kém. Đây là điểm trường khó khăn nhất trên địa bàn xã Pa Cheo nên nhà trường thường phân công các cô giáo vào dạy luân phiên từng năm.

Cô Hầu Thị Dương, giáo viên mầm non Điểm trường Bản Giàng cho hay, thật may mắn khi năm nay cô và một số giáo viên khác được phân công lên đây dạy thì nghe tin nhà nước kéo điện về. Có điện, các cô giáo sẽ sử dụng được máy tính, tivi, trình chiếu hình ảnh minh họa bài giảng giúp trẻ tiếp thu bài nhanh, hiệu quả hơn. Đặc biệt, vào mùa đông, các lớp học có thể dùng quạt sưởi để học sinh đỡ bị lạnh.

Theo ông Lý A Khoa Chủ tịch UBND xã Pa Cheo, trước đây, Bản Giàng được gọi với cái tên là thôn "ba không": Không điện, không đường bê tông, không trạm phát sóng điện thoại di động. Tuy nhiên với nhịp độ thi công hiện nay, cuối năm nay người dân trong thôn sẽ có đường bê tông, có điện thắp sáng. Từ đó, giúp bà con có thêm động lực thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Với sóng điện thoại di động, ông Lý A Khoa cho biết, xã sẽ tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đầu tư để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Tới đây, xã cũng sẽ đề nghị với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân trong thôn.

Thuý Vy

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.

Phụ nữ Điện Biên thay đổi tư duy, vươn lên thoát nghèo

Với tư duy đổi mới, ý chí và khát khao vươn lên mạnh mẽ, nhiều chj em phụ nữ ở Điện Biên đã mạnh dạn xây dựng ý tưởng, phát triển các mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo.